Sau một thời gian dài nghiên cứu, các nhà sinh vật học đã lý giải được gốc tích tổ tiên, họ hàng của loài hươu nổi tiếng này.
>>> Phát hiện hươu quái vật có mồ hôi quý như vàng
Cách đây không lâu, các nhà sinh vật học ghi nhận sự xuất hiện trở lại của loài hươu có răng nanh dài ở Afghanistan sau hơn 60 năm vắng bóng. Cá thể hươu được phát hiện thuộc loài hươu xạ Kashmir – một “dòng họ” hươu cực kì nhút nhát, bí ẩn.
Hươu xạ Kashmir với răng nanh dài tựa ma cà rồng
Chính điều này khiến nhiều người lầm tưởng hươu xạ Kashmir là hươu “ma cà rồng” nổi tiếng. Tuy nhiên, các nhà khoa học đã bác bỏ điều này. Hươu “ma cà rồng” bản chất ám chỉ các cá thể hươu có răng nanh dài giống nhân vật “ma cà rồng” trong phim kinh dị.
Chuyên gia Jen Webb, làm việc tại vườn thú Atlanta, cho biết: khi nghiên cứu về phả hệ của các loài hươu, cô đã tìm ra gốc tích thật sự của hươu “ma cà rồng”.
Theo đó, tổ tiên của mọi loài hươu trên Trái đất đều có gạc và răng nanh dài như ma cà rồng. Tuy nhiên trong quá trình tiến hóa, các loài hươu cao lớn hơn dần dần tiêu biến răng nanh và phát triển gạc.
Tổ tiên loài hươu vừa có gạc, vừa có răng nanh dài
Hươu “ma cà rồng” còn tồn tại tới ngày nay chủ yếu là những cá thể hươu nhỏ. Không như nhiều lầm tưởng, tất cả hươu “ma cà rồng” được biết tới hiện nay đều rất nhút nhát, bí ẩn.
Trong tự nhiên, còn 4 nhóm hươu “ma cà rồng” bà con, họ hàng với nhau là hươu Muntjacs (sống ở Nam Á); hươu xạ Kashmir (sống ở Afghanistan, Nga); hươu chần Elaphodus cephalophus (sống ở Trung Quốc, Myanmar) và hươu nước (sống ở Trung Quốc, Hàn Quốc).
Hươu "ma cà rồng" nhút nhát và bí ẩn
Chuyên gia Peter Zahler lý giải: sở dĩ hươu “ma cà rồng” giữ lại răng nanh và tiêu biến gạc là bởi sống ở các thảm thực vật dày, gạc lớn khiến chúng dễ bị mắc kẹt.
Arnold Cooke – một nhà động vật học người Anh cũng chia sẻ thêm: “kích thước răng nanh lớn có thể được hươu dùng để đe dọa kẻ thù và tránh các cuộc giao chiến”.