Tìm ra "quái vật" già nhất vũ trụ, vụn cơ thể rơi xuống Trái đất thành sự sống

Các nhà khoa học đã tìm ra bằng chứng về những ngôi sao quái vật đầu tiên của vũ trụ - khoảng 13,1 tỉ tuổi - cơ thể đã tan vỡ và có thể đã trở thành một phần trong chính chúng ta và muôn loài.

Bằng cách phân tính ánh sáng kỳ diệu từ các đám mây xung quanh một chuẩn tinh xa xôi, nhóm khoa học gia từ Nhật Bản, Úc và Mỹ đã tìm thấy một "sự pha trộn đặc biệt của các nguyên tố nặng", thứ là bằng chứng cho sự tồn tại của một loại "quái vật" giả thuyết: Những ngôi sao khổng lồ thế hệ thứ nhất.

Tờ Science Alert trích dẫn giải thích từ nhóm nghiên cứu: Tất cả các ngôi sao chúng ta đang nhìn thấy bằng mắt thường đều được phân loại là Quần thể I hoặc Quẩn thể II, tùy thuộc vào độ tuổi của chúng; trong đó sao Quần thể II trẻ hơn và nhiều nguyên tố nặng hơn Quần thể II.


Ảnh đồ họa mô tả một chuẩn tinh thuộc Quần thể III - (Ảnh: NOIRLab/NSF/AURA/J. da Silva/Spaceengine).

Nhưng vẫn còn Quần thể III - một lớp sao giả thuyết, xa xưa hơn, sự tồn tại trùng với sự tồn tại của vũ trụ. Để có thể nhìn vào chúng, con người bắt buộc nhìn vào hình ảnh của thế giới hơn 13 tỉ năm trước - tức nhìn một thứ cách chúng ta 13 tỉ năm ánh sáng, vì ánh sáng từ nó mất chừng đó thời gian mới đến Trái đất, cho nhân loại cơ hội "nhìn" vào quá khứ.

Đó là một điều khó khăn, nhưng bằng cách phân tích dữ liệu quang phổ, nhóm nghiên cứu mới đã nắm bắt gián tiếp ánh sáng của một chuẩn tinh 13,1 tỉ năm tuổi.

Theo 2 trong số các tác giả đứng đầu nghiên cứu - nhà thiên văn học Yuzuru Yoshii và Hiroaki Sameshima từ Đại học Tokyo - Nhật Bản, họ đã tính mức độ phổ biến của các nguyên tố nặng mà chuẩn tinh giải phóng ra các đám may bằng cường độ bước song, tìm ra một tỉ lệ ma-giê - sắt "chênh" gấp 10 lần so với Hệ Mặt trời. Nhiều nguyên tố nặng với tỉ lệ đặc biệt khác cũng được xác định.

Với những gì xuất hiện từ các đám mây xung quanh chuẩn tinh, có thể xác định chuẩn tinh đó là một siêu tân tinh, tức ngôi sao đã chết và nổ tung thành ánh sáng rực rỡ, chói lọi hơn một vì sao thường rất nhiều. Chuẩn tinh vốn là cách gọi những thứ như vậy - cái gì đó mạnh mẽ, giống một ngôi sao nhưng không hẳn là sao.

Ngôi sao chết này sáng hơn sao thường nhiều nên đã được ghi nhận. Chưa kể thành phần các nguyên tố mà nó sở hữu đã xác định một giả thuyết khác: Chính chúng đã "bơm" một loạt nguyên tố vào vũ trụ sơ khai nghèo nàn chỉ có hydro, heli và một ít lithium.

Những nguyên tố nặng mà Sao Quần thể III tạo ra đã lan tràn trong không gian của những vì sao, mà sau rất nhiều quá trình tiến hóa của vũ trụ, đã đi vào cơ thể của những hành tinh đá như Trái đất, theo nhiều nghiên cứu trước đây xác định.

Và các nguyên tố thuộc về dòng sao "quái vật" cổ đại này chính là hạt mầm của sự sống, là câu trả lời cho câu hỏi muôn thuở: Chúng ta đến từ đâu?

Nghiên cứu vừa được công bố trên The Astrophysical Journal.

Cập nhật: 11/10/2022 NLĐ
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video