Tìm thấy chiếc rìu đá cổ nhất thế giới

Các nhà khảo cổ học Australia vừa phát hiện ra một chiếc rìu đá, được xác định có từ 44.000 đến 49.000 năm tuổi. Hiện tại chiếc rìu đá này được coi là cổ nhất thế giới.

Những năm 1990, Sue O'Connor (hiện là nhà khảo cổ học thuộc Đại học Quốc gia Australia) và đồng nghiệp khai quật khu vực Carpenter's Gap, một trong những hang đá lớn nằm trên dãy Napier thuộc khu vực Kimberley miền tây nước Úc. Đây cũng là một trong những nơi định cư đầu tiên của loài người khi đặt chân đến châu Úc. Cô đã phát hiện ra hàng nghìn hiện vật, xương, và những bằng chứng cổ nhất về nghệ thuật sơn. Trong khi thu thập các đồ tạo tác, họ đã không chú ý tới một mẫu vật nhỏ được đánh bóng.

Vào năm 2014, Sue O'Connor và nghiên cứu sinh của cô - Tim Maloney nghiên cứu lại bộ sưu tập các bằng chứng khảo cổ thu thập được và đã phát hiện ra một mẫu vật nhỏ được đánh bóng này. Mảnh mẫu vật đã được đem phân tích để xác định niên đại. Bằng phương pháp phân tích tuổi carbon của hóa thạch than được cho là có cùng niên đại với mảnh rìu đá, các nhà khoa học đã xác định độ tuổi của mảnh rìu là từ 44.000 đến 49.000 năm tuổi.

"Đây là bằng chứng mới nhất về rìu đá thời kỳ nguyên thủy từng được phát hiện trên khắp thế giới đến nay", nhận xét của các nhà khoa học khi công bố kết quả này trên tạp chí Khảo cổ Australia.


Mảnh rìu đá bazal dài 11mm được các nhà khoa học cho biết là mảnh vỡ của chiếc rìu được làm bằng tay cổ xưa nhất. (Ảnh: Viện khảo cổ Australia).

Trước đó, chiếc rìu cổ nhất từng được tìm thấy với lưỡi được đánh bóng có niên đại khoảng 35.000 năm. Đây được xem là loại vũ khí tinh vi hơn hẳn một mảnh rìu đá thô sơ.

Sue O'Connor khẳng định: "Khó có thể tìm được chiếc rìu đá với niên đại như vậy ở bất cứ nơi nào khác trên thế giới". Tại Nhật Bản, các nhà khảo cổ cũng đã tìm được một chiếc rìu khoảng 35.000 năm tuổi nhưng đa phần những rìu đá khác đều được tìm thấy sau khi nền nông nghiệp cổ đại ra đời vào khoảng 10.000 năm trước đây.

Công cụ cổ xưa nhất được biết đến như công cụ cắt bằng đá được tìm thấy ở miền Đông Phi xuất hiện trước thời kỳ người hiện đại. Nhưng những công cụ này còn nhỏ hơn cả những mảnh đá được đập vỡ ra từ các viên đá lớn, và được mài sắc bởi tổ tiên Homo habilis của chúng ta hơn một triệu năm trước. Những chiếc rìu "kiểu Úc" như vậy thường rất bền và không có quá nhiều.

"Mọi người sử dụng chiếc rìu trong suốt nhiều năm mà không hề bị sứt mẻ, họ có thể mài sắc lại để sử dụng. Những chiếc rìu do đó rất hiếm đồng thời việc bị vỡ, mẻ rất ít khi xảy ra" – chia sẻ của Peter Hiscock – một nhà khảo cổ của đại học Australia và cũng là tác giả của nghiên cứu.

Các nhà nghiên cứu cho rằng mảnh rìu vỡ ra từ một chiếc rìu được đánh bóng với một cạnh sắc – điểm này đã được kiểm định bởi kính hiển vi. Để tạo ra một cạnh sắc, những người tiền sử cần mài lên đến khoảng 5 giờ và hàng trăm lần đập. Sue O'Connor và các đồng nghiệp đã cố gắng thử tạo ra một chiếc rìu tương tự bằng cách mài khối đá bazal với sa thạch. Cần khoảng từ 600 đến 800 vết xước để bắt chước được hình dáng chiếc rìu tìm thấy ở Carpenter's Gap.

"Chiếc rìu không chỉ được mài sắc mà còn được mài với các đá khác để tạo ra độ nhẵn cho bề mặt". Theo quan điểm của Hiscock, phát hiện này chứng tỏ trí tuệ của những người nguyên thủy đầu tiên đặt chân đến châu Úc đầu tiên, sau khi vượt qua đại dương từ châu Á, di chuyển đến một vùng đất mới, những người châu Úc này đã biết cách sáng tạo để tồn tại.

Cập nhật: 14/05/2016 Theo Dân Trí
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video