Loài khủng long có kích thước chỉ bằng chim ruồi này được phát hiện tại Myanmar. Các nhà khoa học đặt tên cho loài khủng long mới là Oculudentavis khaungraae.
Theo BGR, một mẩu hổ phách hóa thạch bên trong chứa loài khủng long nhỏ nhất vừa được phát hiện. Hóa thạch này được tìm thấy tại Myanmar, bên trong nó chưa hộp sọ của một loài giống chim.
Mẩu vật này được xác định có niên đại khoảng 99 triệu năm. Con vật này được cho là sống ở kỷ Phấn trắng. Phát hiện này đã được công bố trên tạp chí Nature.
Mẩu hóa thạch được xác định có từ 99 triệu năm trước. Ảnh: Lida Xing et al.
Tuy viên hổ phách không chứa đầy đủ bộ xương của loài động vật trên nhưng các nhà khoa học ước tính kích thước của nó thông qua hộp sọ. Họ tin rằng nó chỉ bằng một chú chim ruồi, loài chim nhỏ nhất thế giới còn sống hiện nay.
Theo, BGR, con người luôn nghĩ về khủng long như những loài thú khổng lồ có thể khiến mặt đất rung chuyển những nơi chúng đi qua. Tuy vậy, vẫn có những loài khủng long nhỏ bé từng tồn tại. Mẩu hóa thạch đến từ Myanmar làm rõ hơn việc vẫn co những loài khủng long nhỏ bé như vậy.
Hiện các nhà khoa học đã đặt tên cho loài khủng long mới này là Oculudentavis khaungraae.
Giáo sư Jingmai O'Connor, đồng tác giả công bố trên cho biết đây là hóa thạch kỳ lạ nhất mà ông may mắn tìm ra. Theo mô tả của vị giáo sư, loài vật này ăn côn trùng để sống. Mỏ của loài này nhọn với răng chi chít sẽ giúp nó bắt được sâu bọ dễ dàng hơn.
Cấu trúc hàm này dễ dàng bắt gặp ở những loài chim ngày nay. Nhiều khả năng, những con khủng long hàng triệu năm trước đã trở thành chim hiện đại.
Những mẩu hóa thạch như trên rất khó được tìm ra bởi chúng rất dễ vỡ. Một vật nhỏ như vậy khó lòng tồn trại trong hàng trăm triệu năm để được con người tìm ra.