Tìm thấy sự sống trên sao Hỏa từ hóa thạch vi sinh vật

Các nhà nghiên cứu phát hiện hóa thạch các vi sinh vật tại Strelley ở Tây Úc, có niên đại 3,4 tỷ năm trước khi có đất liền và bầu khí quyển oxy trên trái đất, củng cố niềm tin đã có sự sống tồn tại trên sao Hỏa.


Hóa thạch vi sinh vật niên đại 3,4 tỷ năm được tìm thấy ở Tây Úc
(Ảnh: Guardian)

Hóa thạch được các nhà nghiên cứu Đại học Oxford và Đại học Tây Úc tìm thấy trong một phiến đá dưới dạng cát thạch anh ở Tây Úc, có niên đại 3,4 tỷ năm trước đây, nó là các vi sinh vật lâu đời nhất được tìm thấy. 

Nó chứng tỏ cuộc sống đã phát sinh khi những vùng đất bắt đầu nổi lên từ các đại dương. Vào thời điểm đó, các vụ phun trào núi lửa tạo ra các khí và nham thạch. Mặt trăng lúc đó rất gần Trái đất tạo nên những đợt thủy triều lớn. Đặc biệt là không có oxy để thở. 

Hình ảnh phóng đại cho thấy các hóa thạch có hình cầu, hình bầu dục, hình ống, giống như vi khuẩn hiện đại, và có kích thước tương tự từ 0.01 mm và 0,02 mm. Ngoài ra còn phát hiện ra các chất carbon và nitơ trong thành tế báo, đó là dấu hiệu của tất cả các sinh vật sống ngày nay. 

Một số các vi khuẩn có thể ăn pirít, một hợp chất sắt giàu lưu huỳnh, và sản xuất ra sulphate như một chất thải. Những con khác sử dụng sulphate và sản xuất hydro sunfua, loại khí có mùi như trứng thối. 

Phát hiện không chỉ giúp các nhà khoa học khám phá ra dạng sống đầu tiên trên trái đất mà còn hỗ trợ việc tìm kiếm cho cuộc sống ở nơi khác, như Sao Hỏa, trên những bãi biển, cát sông thời cổ đại đã chuyển sang đá. 

Năm ngoái, nhà khoa học Emmanuelle Javaux tại Đại học Liege ở Bỉ, báo cáo hóa thạch vi sinh vật trong trầm tích 3.2 tỷ năm tuổi ở Nam Phi. 

Với phát hiện này, cho thấy mẫu hóa thạch của vi sinh vật được tìm thấy còn cổ hơn 200 triệu năm, nhà nghiên cứu David Wacey tại Đại học Tây Úc nói. 

Hiện các nhà du hành vũ trụ cùng các robot đã lên sao Hỏa tìm hiểu đá Pilbara chứa sự sống. Tuy nhiên, nó cũng phải trải qua quá trình nghiên cứu tương tự để củng cổ niềm tin cho rằng sự sống đã tồn tại trên hàng xóm bí ẩn này của Trái Đất.

Dương Văn Biên (Nguồn Guardian, Physorg)
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video