Tìm thấy tàn tích của đế chế cổ đại bí ẩn ở Iraq

Cung điện bí ẩn từ thời cổ đại đột nhiên xuất hiện ở hồ nước sau hạn hán

Việc tìm kiếm các tàn tích mang lại một số bảng đất sét mà các nhà nghiên cứu hiện đang cố gắng dịch để khám phá bí mật.

Một nhóm các nhà khảo cổ học gần đây đã phát hiện ra tàn tích 3.400 năm của một cung điện ở Iraq, từng thuộc về Đế quốc Miitani, tồn tại trong giai đoạn Đồ đồng ở Kurdistan, miền bắc Iraq.

Kể từ khi cung điện lộ diện, các nhà khảo cổ đã mở rộng khai quật trong khu vực lòng hồ, để tìm hiểu thêm thông tin về đế chế cổ đại, từng trải dài từ Iraq đến Syria này.

Nhóm nghiên cứu đến từ Đại học Tübingen nói người hiện đại ngày nay có rất ít thông tin về đế chế Mitani, nên việc phát hiện cả một cung điện là rất hiếm có.

“Đây là một trong những phát hiện khảo cổ quan trọng nhất tại khu vực này trong những thập kỷ gần đây”, nhà khảo cổ người Kurd, Hasan Ahmed Qasim, nói.

Cung điện nằm trên mô đất cao với những bức tường dày gần 2 mét. Người Mitanni còn xây thêm một bức tường bằng bùn đất khổng lồ, tạo ra cấu trúc hùng vỹ nhìn xuống thung lũng Tigris.


Các nhà khoa học vừa có phát hiện khảo cổ quan trọng ở Iraq.

Deutsche Welle, một trong những nhà khoa học làm việc trên khu vực mô tả phát hiện này là một trong những khám phá khảo cổ quan trọng nhất trong khu vực trong những thập kỷ gần đây.

Phát hiện xảy ra do hạn hán xảy ra trong khu vực và khiến mực nước trong hồ Mosul Dam rút xuống, cho thấy những tàn tích trước đây được giấu bên dưới. Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra 10 miếng đất sét trong khi tìm kiếm tàn tích.

Các phiến đá cổ có in chữ có thể giúp các nhà khoa học hiểu rõ hơn về cuộc sống của cộng đồng dân cư cổ đại, một nhà khảo cổ cho biết.

Khu vực khai quật dài 1km, rộng khoảng 500m bao gồm một cung điện, những dãy nhà rộng, một hệ thống đường đi và một nghĩa trang.

Công trình này được phát hiện từ năm 2010 khi mực nước giảm. Nhưng nó mới chỉ được tìm hiểu một cách toàn diện nhờ vào tình trạng hạn hán nặng như hiện nay.

Cung điện sẽ lại ngập nước một khi lòng hồ được lấp đầy. Nhưng không rõ bao giờ thì nước sẽ quay lại.

"Chúng tôi tìm thấy tàn tích của sơn tường với màu đỏ và xanh lam rực rỡ. Vào thiên niên kỷ thứ 2 trước Công nguyên, tranh tường có lẽ là một đặc điểm tiêu biểu. Nhưng chúng tôi hiếm khi tìm thấy chúng được bảo tồn như phát hiện mới này", nhà nghiên cứu Ivana Puljiz thuộc Đại học Tübingen nói.

Ivana Puljiz cũng lưu ý rằng Đế chế Mittani là một trong những đế chế ít được nghiên cứu nhất của vùng Cận Đông cổ đại, và thậm chí vốn chưa được xác định cho đến nay. Vào thời kỳ đỉnh cao, đế chế Mitani trải dài từ bờ biển phía đông Địa Trung Hải, bao phủ vùng đất mà nay là Syria, Iraq và Thổ Nhĩ Kỳ.

Cập nhật: 25/08/2020 Theo Dân Trí/Dân Việt
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video