Rắn tuy có độc, nhưng có kích thước nhỏ hơn con người rất nhiều. Rõ ràng, chúng không sợ người thì thôi, cớ sao ta phải sợ chúng?
Con người là một sinh vật nhạy cảm. Chúng ta có muôn vàn nỗi sợ khác nhau: sợ độ cao, sợ chuột, sợ sâu bọ, sợ... lỗ thủng... Nhưng có lẽ, đa phần chúng ta dù ít dù nhiều đều có một nỗi sợ chung, ấy là về loài rắn.
Trên thực tế, sợ rắn là một trong những nỗi sợ phổ biến nhất. Tuy nhiên, hãy nhìn vào mặt logic của vấn đề: rắn tuy có độc, nhưng có kích thước nhỏ hơn con người rất nhiều. Rõ ràng, chúng không sợ người thì thôi, cớ sao ta phải sợ chúng?
Sợ rắn là một trong những nỗi sợ phổ biến nhất.
Chúng ta không sợ rắn từ bé, nhưng nhận ra rắn rất nhanh
Nỗi sợ rắn có một độ phổ biến đáng kinh ngạc. Chúng ta rõ ràng không phải lúc nào cũng nhìn thấy rắn, nhưng nỗi sợ ấy thì ở trong tất cả mọi người.
Nhưng quan trọng hơn, không phải chúng ta đã sợ rắn từ bé. Trẻ em từ 1 - 2 tuổi rất hiếm khi sợ rắn, nhưng chúng có khả năng phát hiện ra rắn rất nhanh. Và chỉ cần có một kỷ niệm không hay với rắn, hoặc đơn giản là xem một bộ phim tài liệu về rắn là đủ để chúng "học cách sợ" loài vật này.
Con người đã tiến hóa để cảm thấy sợ rắn.
Nhưng tại sao lại có hiện tượng kỳ lạ ấy?
Câu trả lời nằm trong quá trình tiến hóa, và thực ra nó đóng vai trò rất quan trọng
Cụ thể, các chuyên gia tâm lý từ ĐH Virginia cho rằng con người đã tiến hóa để cảm thấy sợ rắn (và cả nhện nữa). Họ đã thực hiện một thí nghiệm, trong đó cho các ứng viên là cả người trưởng thành lẫn trẻ em quan sát một số bức ảnh về động vật hoang dã.
2 nhóm sẽ được quan sát các bức ảnh về 2 dạng: rắn nằm giữa các sinh vật trùng màu sắc: cóc, hoa, sâu... Dạng thứ hai là các sinh vật khác nằm giữa một bầy rắn.
Họ nhận thấy, cả 2 nhóm đối tượng có thể nhận ra hình ảnh của rắn nhanh hơn... Đây có vẻ như là một đặc điểm tiến hóa, vì khi con người có thể cảm nhận được rắn nhanh hơn, khả năng sống sót trong tự nhiên cũng lớn hơn.
Khi con người có thể cảm nhận được rắn nhanh hơn, khả năng sống sót trong tự nhiên cũng lớn hơn.
Ngoài ra, họ cũng thực hiện thí nghiệm tương tự với nhện, và kết quả vẫn như vậy. "Rắn và nhện là những sinh vật nguy hiểm nhưng rất khó phát hiện. Người xưa ngày ngày phải đối mặt với chúng, và nó đã hình thành một nỗi sợ" - Vanessa LoBue, tiến sĩ tại ĐH Virginia cho biết.
"Trải qua lịch sử tiến hóa, con người học được cách sợ rắn càng nhanh càng tốt, nhằm tạo điều kiện để sinh tồn và quay vòng sinh sản được tốt hơn".
"Khả năng này dường như đã được lưu truyền trong bộ gene của chúng ta".
Tóm lại, con người chúng ta tiến hóa để sợ rắn. Bạn có thể chọn cách tôn trọng sự tiến hóa ấy và tránh xa lũ rắn ra, vậy là được.