“Tò mò” làm sạch bụi trên đá sao Hỏa

Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) cho biết “Tò mò” đang tiến hành việc làm sạch lớp bụi đỏ bám trên bề mặt đá sao Hỏa.


“Tò mò” tiến hành làm sạch bụi và tạp chất trên đá sao Hỏa - (Ảnh: Space)

Đây là lần đầu tiên “Tò mò” sử dụng công cụ Dust Removal - nằm ở đầu cánh tay robot, làm sạch các tạp chất và bụi trên bề mặt các tảng đá sao Hỏa. Sự kiện này đóng vai trò quan trọng trong sứ mệnh khám phá sự sống trên sao Hỏa.

Công cụ Dust Removal - sản phẩm của Công ty Robot Honeybee, New York - là một bàn chải có nhiều lông cứng, dùng để làm sạch lớp bụi màu nâu đỏ khá phổ biến trên bề mặt hành tinh này. Việc này giúp các nhà khoa học thấy rõ hơn khi tiến hành giai đoạn khoan vào các tảng đá.

Ngoài ra, bà Diana Trujillo - người dẫn đầu nhiệm vụ làm sạch bụi tại Phòng thí nghiệm Jet Propulsion (NASA) ở Pasadena, California - cho biết việc làm sạch bụi trên đá không chỉ cung cấp cái nhìn tốt cho các nhà khoa học, nó còn giúp họ xóa đi các tạp chất trên bề mặt tảng đá, tránh gây nhầm lẫn khi thu thập vật mẫu trong quá trình nghiên cứu.

Theo Tuổi Trẻ
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video