Top 19 cách để giảm đờm và chất nhầy tự nhiên tại nhà đơn giản nhất

Đờm là một loại chất nhầy mà cơ thể tạo ra từ phổi và đường hô hấp dưới. Nhiễm trùng, dị ứng hay hút thuốc có thể khiến các chất nhầy dư thừa tích tụ trong cơ thể.

Trước khi biết được cách để giảm đờm và chất nhầy tự nhiên tại nhà đơn giản nhất, bạn cần biết rằng chất nhầy đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra một lớp lót bảo vệ ở một số bộ phận của cơ thể. Ngay cả khi bạn khỏe mạnh thì chất nhầy giúp cho những vùng bảo vệ không bị khô đồng thời chốt chặn sự xâm nhập của virus và vi khuẩn.

Mặc dù khó phân biệt đâu là đờm và đâu là chất nhầy, nhưng bạn có thể hiểu đơn giản là:

  • Chất nhầy là chất tiết ra từ mũi và xoang có cảm giác loãng hơn.
  • Đờm thường đặc hơn và được tạo ra từ cổ họng và phổi của bạn.

Có nhiều cách giúp loại bỏ chất nhầy và đờm như dùng thuốc hay các biện pháp tự nhiên tại nhà. Dưới đây là một số lựa chọn mà bạn có thể tham khảo:

1. Giữ ẩm không khí mà bạn hít thở

Không khí khô gây kích ứng mũi và cổ họng khiến chất nhầy tạo ra nhiều hơn với mục đích bôi trơn. Đặt máy tạo ẩm phun sương trong phòng ngủ sẽ giúp bạn có giấc ngủ ngon hơn nhờ mũi được thông thoáng cũng như ngăn ngừa viêm họng.

2. Uống nhiều nước

Cơ thể cần nhiều nước để giữ cho chất nhầy luôn loãng. Khi một người bị cảm lạnh, uống thêm nước sẽ giúp chất nhầy trong xoang mũi loãng hơn, hít thở cũng dễ hơn.

Những người bị dị ứng theo mùa cũng cần uống nhiều nước khi có các triệu chứng dị ứng bao gồm nghẹt mũi, sổ mũi,... để giảm mức độ nghiêm trọng.

3. Đắp một chiếc khăn ấm lên mặt (xoang)

Một chiếc khăn nhúng nước ấm có thể là một cách vô cùng đơn giản giúp xua tan cơn đau nhức đầu do xoang. Điều này được giải thích là do việc hít thở qua một miếng vải ẩm giúp mũi được trả lại độ ẩm cần thiết - điều này cũng tương tự với họng, sẽ giảm được cảm giác đau cũng như áp lực xoang tạo ra.


Đờm và chất nhầy dư thừa tích tụ khiến họng khó chịu. (Ảnh: Internet).

4. Kê cao gối khi ngủ

Khi sự tích tụ của chất nhầy càng ngày càng nhiều, việc nằm ở tư thế thẳng từ đầu tới chân sẽ khiến bạn cảm thấy chất nhầy tràn xuống phía sau mũi và họng khiến bạn khó ngủ và khó hít thở bình thường hơn; thậm chí là cổ họng cũng bị kích thích gây ra các cơn ho.

Chính vì thế mà khi bị cảm lạnh, các bác sĩ khuyên rằng bạn nên nằm trên một chiếc gối cao hơn bình thường một chút để giảm việc chất nhầy tích tụ ở phía sau cổ họng.

5. Đừng cố nén cơn ho

Bạn có thể luôn muốn sử dụng thuốc để ức chế tình trạng ho dai dẳng, ho có đờm. Nhưng ho là cơ chế mà cơ thể bạn đang "tống" dịch tiết ra khỏi phổi và cổ họng.

Điều bạn cần làm là giúp họng giảm bớt kích thích và luôn ẩm nhờ máy bù ẩm không khí hoặc phun sương.

6. Nhổ bỏ đờm

Có nhiều quan niệm về việc nên nuốt hay nhổ bỏ đờm. Các chuyên gia cho rằng, khi đờm trào lên từ phổi và họng có nghĩa là cơ thể đang cố gắng loại bỏ nó ra bên ngoài, vì thế sẽ tốt hơn nếu bạn nhổ đờm đi thay vì nuốt xuống dạ dày.

7. Sử dụng nước muối xịt mũi

Nước muối ấm xịt mũi có thể giúp làm sạch chất nhầy và các chất gây dị ứng (dị nguyên) từ mũi và xoang ra bên ngoài.

Lưu ý là bạn chỉ nên xịt mũi bằng các bình xịt chuyên dụng, không nên dùng xi-lanh để thụt rửa mũi, đặc biệt là ở trẻ nhỏ bởi có thể gây tăng áp lực cho niêm mạc mũi dẫn tới chảy máu hoặc trầy xước.

8. Dầu khuynh diệp

Các loại tinh dầu như tinh dầu khuynh diệp có thể giúp giảm ho và chất nhầy đã được chứng minh trong nhiều nghiên cứu. Ngoài việc bôi trực tiếp lên ngực thì bạn cũng có thể nhỏ vài giọt khuynh diệp vào máy khuếch tán tinh dầu hoặc bồn tắm nước ấm.

9. Tránh hút thuốc

Điều này bao gồm cả hút thuốc lá chủ động và bị động (khói thuốc lá). Khói thuốc sẽ chỉ khiến cơ thể sản xuất nhiều đờm và chất nhầy hơn, từ đó kích thích các cơn ho khó chịu.

10. Giảm thiểu việc sử dụng thuốc thông mũi

Thuốc thông mũi có tác dụng giúp làm khô dịch tiết và giảm sổ mũi nhưng chúng có thể khiến việc loại bỏ đờm cũng như chất nhầy khó khăn hơn. Ngoài ra thuốc thông mũi chỉ nên sử dụng trong thời gian ngắn, tránh cơ thể sinh ra trạng thái "lệ thuộc".

11. Tránh các mùi kích thích

Tương tự như khói thuốc lá thì các chất kích thích bao gồm mùi hóa chất, nước hoa, ô nhiễm có thể gây kích ứng mũi, cổ họng và đường hô hấp dưới khiến bạn tiết ra nhiều chất nhầy hơn.

12. Súc miệng bằng nước muối

Nước muối có tác dụng làm dịu cổ họng bị kích thích và giúp loại bỏ các chất nhầy còn sót lại. Bạn có thể mua nước muối sinh lý bán sẵn tại các hiệu thuốc hoặc tự pha nước muối súc miệng theo tỷ lệ 1 cốc nước ấm + 1 thìa cà phê muối súc miệng vài lần mỗi ngày.

13. Kiểm tra dị ứng

Dị ứng theo mùa có thể gây ra sổ mũi, nghẹt mũi cũng như các chất nhầy và đờm dư thừa, vì thế bạn nên làm các kiểm tra dị ứng để phòng ngừa trước khi mùa dị ứng bắt đầu.

14. Theo dõi phản ứng của thức ăn

Ngoài dị ứng theo mùa thì dị ứng thực phẩm cũng có thể gây ra một số triệu chứng tương tự như chảy nước mũi và ngứa họng dẫn tới dư thừa chất nhầy.

Hiện nay đã có các xét nghiệm kiểm tra dị ứng thực phẩm bạn có thể thực hiện, nhất là khi gia đình có người có tiền sử dị ứng thức ăn.

15. Tránh uống rượu và caffeine

Cả rượu và caffeine đều có thể gây mất nước khi tiêu thụ quá mức. Nếu đang dư thừa đờm và chất nhầy, tốt nhất là bạn không nên tiêu thụ hai loại đồ uống này nếu không muốn dịch đặc lại và khó đào thải hơn.

16. Tắm nước nóng hoặc tắm vòi hoa sen

Tắm trong phòng tắm có nhiều hơi nước sẽ giúp làm loãng và sạch đờm nhầy trong mũi cũng như cổ họng. Ngoài ra hơi nước ấm cũng giúp giảm áp lực xoang, góp phần giảm nhẹ cơn nhức đầu.

Lưu ý bạn không được sử dụng nước quá nóng bởi hơi nóng này có thể gây bỏng niêm mạc mũi hoặc da (bỏng hơi).

17. Xì mũi nhẹ nhàng

Nhiều người có thói quen xì mũi tới khi nào tống hết chất nhầy ra ngoài, nhất là khi chất nhầy đặc. Tuy nhiên hành động này dễ gây tổn thương xoang dẫn tới đau, nhức, nặng xoang và thậm chí là nhiễm trùng.

18. Tránh các thực phẩm gây trào ngược axit

Trào ngược axit có thể dẫn tới sự gia tăng đờm và chất nhầy. Với người dễ bị ợ chua, tốt nhất là nên tránh xa các loại thực phẩm này chẳng hạn như trái cây họ cam, quýt,...

19. Uống đồ uống tăng cường sức khỏe đường hô hấp


Uống đồ uống tăng cường sức khỏe đường hô hấp. (Ảnh: Internet).

Hãy thử uống những loại đồ uống chứa chanh, gừng và tỏi có chứa capsaicin và vitamin C có tác dụng tạm thời trong việc thông xoang và đẩy dịch nhầy ra ngoài. Một nghiên cứu năm 2018 cho thấy điều này trong điều trị cảm lạnh, ho có đờm.

Một số nghiên cứu khác cũng cho thấy súp gà cũng góp phần vào việc tống đờm ra ngoài cơ thể nhờ việc làm chậm chuyển động của bạch cầu trung tính trong cơ thể, nhưng nhìn chung cần nhiều nghiên cứu sâu hơn.

Ngoài các biện pháp tự nhiên giúp giảm đờm và dịch nhầy tại nhà kể trên thì có nhiều loại thuốc khác nhau có thể điều trị sự tích tụ chất nhầy dư thừa này, phổ biến nhất là thuốc long đờm. Tuy nhiên, trước khi sử dụng bất kì một loại thuốc nào bạn đều nên tham khảo trước với bác sĩ.

Khi nào cần thăm khám bác sĩ?

Nhiều người tin rằng nước mũi có màu cho thấy bạn đang bị nhiễm trùng do vi khuẩn, tuy nhiên các nhà khoa học đều nhấn mạnh rằng việc nước mũi có màu là do hệ miễn dịch đang chống lại sự xâm nhập của các tác nhân gây nhiễm trùng như virus, vi khuẩn hoặc là do cơ thể bạn đang bị mất nước.

Chảy nước mũi hoặc bị nghẹt mũi cũng có thể là biểu hiện của dị ứng hay nhiễm trùng xoang. Những người này cần gặp bác sĩ nếu phản ứng dị ứng nghiêm trọng.

Bạn cũng nên thăm khám bác sĩ sớm nếu:

  • Ho kéo dài hơn 10 ngày.
  • Khó thở, tức ngực.
  • Ho ra máu.
  • Thở khò khè.
  • Nước mũi có mùi tanh khó chịu.
  • Nghẹt mũi kèm mờ mắt.
  • Có đốm vàng hoặc trắng ở phía sau cổ họng.

Nhìn chung cần xác định chính xác nguyên nhân gây dư thừa là gì để có biện pháp khắc phục triệt để và hiệu quả nhất.

Cập nhật: 26/11/2022 PNVN
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video