Top 7 rãnh đại dương sâu nhất Trái đất: Số 1 vượt xa trí tưởng tượng của nhiều người

Đại dương vẫn là một khu vực còn rất ít được khám phá. Đại dương là một thiên đường tự nhiên với những cảnh quan đẹp đẽ những cũng chứa nhiều bí ẩn. Các nghiên cứu về đại dương đang tiến hành nhiều nơi trên thế giới nhằm khám phá và hiểu rõ hơn về các sinh vật và hoạt động tại vùng biển sâu. Hãy cùng chúng tôi khám phá 7 rãnh đại dương sâu nhất trên Trái đất trong bài viết dưới đây nhé.

1. Rãnh Mariana: 11.034m

Rãnh Mariana, còn gọi là vực Mariabena hay vũng Mariana, là rãnh đại dương sâu nhất trên Trái Đất. Rãnh này nằm ở khu vực Tây Bắc của Thái Bình Dương, phía đông của đảo Mariana. Rãnh có chiều dài khoảng 2.550 km kéo dài từ đảo Mariana tới gần Nhật Bản. Chiều rộng lại khá khiêm tốn, chỉ vào khoảng 69 km.


Điểm sâu nhất của rãnh Mariana có tên gọi là Challenger. (Ảnh: NatGeo)

Điểm sâu nhất có tọa độ 11°21′ Bắc và 142°12′ Đông. Điểm sâu nhất của rãnh Mariana có tên gọi là Challenger. Tên gọi này được đặt theo tên tàu Challenger II của Hải quân Hoàng gia Anh, nhóm khảo sát đầu tiên khám phá ra nơi sâu nhất của rãnh Mariana vào năm 1951.

Vào tháng 6-2020, các nhà khoa học đã sử dụng phương tiện lặn sâu hiện đại nhất để đo độ sâu của rãnh này. Đó là hệ thống định vị dưới mặt nước bằng sóng siêu âm Simrad EM120, họ đã xác định được độ sâu cực đại của rãnh Mariana là 10.935m (gần 11km).

2. Rãnh Tonga: 10.882m

Rãnh Tonga là một rãnh đại dương nằm ở phía tây nam Thái Bình Dương. Đây là rãnh sâu nhất ở Nam bán cầu và sâu thứ hai trên Trái đất. Điểm sâu nhất của rãnh Tonga có tên là Horizon sâu ở 23 ° 15'30 " Nam và 174 ° 43'36" Tây. Nó được đặt theo tên của tàu nghiên cứu Horizon của Viện Hải dương học Scripps sau khi thủy thủ đoàn của tàu đã tìm thấy vùng sâu này vào tháng 12 năm 1952.


Tonga là rãnh sâu nhất ở Nam bán cầu và sâu thứ hai trên Trái đất. (Ảnh: NatGeo)

Vào ngày 5 tháng 6 năm 2019, tàu hỗ trợ chìm sâu DSSV với hệ thống siêu âm đa tia Kongsberg SIMRAD EM124 đã thực hiện một chuyến thám hiểm các điểm sâu nhất của 5 đại dương trên thế giới. Sau đó, tàu này đã đo được độ sâu của điểm sâu nhất rãnh Tonga là 10.882 m bằng phép đo áp suất CTD trực tiếp.

3. Rãnh Philippine: 10.540m

Vị trí thứ 3 thuộc về rãnh Philippine nằm ở trung tâm của biển Philippine thuộc Thái Bình Dương. Rãnh Philippine còn được gọi là rãnh Mindanao, do nó nằm gần bờ biển phía đông của đảo Mindanao ở Philippines. Rãnh này có chiều dài gần 1.320km và chiều rộng khoảng 30km, kéo dài từ trung tâm đảo Luzon đến phía bắc của Moluccas, đã thuộc quần đảo Indonesia.


Rãnh Philippine có chiều dài gần 1.320km và chiều rộng khoảng 30km. (Ảnh: NatGeo)

Điểm sâu nhất của rãnh Philippine sau khi được đo đạt là 10.540 m. Rãnh Philippine được các nhà khoa học nhận định có niên đại dưới 8-9 triệu năm. Nó được thăm dò lần đầu tiên vào năm 1927 bởi tàu Emden của Đức.

4. Rãnh Kuril-Kamchatka: 10.500m

Rãnh Kuril-Kamchatka hay rãnh Kuril ở Tây Bắc Thái Bình Dương là điểm sâu thứ tư trên Trái đất. Rãnh Kuril-Kamchatka là kết quả của việc sụt lún được tạo ra vởi vòng cung quần đảo Kuril. Ở đây, mảng Thái Bình Dương bị lún xuống bên dưới mảng Okhotsk, tạo ra các hoạt động mạnh của sự phun trào núi lửa.


Rãnh Kuril-Kamchatka ở Tây Bắc Thái Bình Dương là điểm sâu thứ tư trên Trái đất. (Ảnh: NatGeo)

Rãnh Kuril-Kamchatka nằm ở phía đông của Bán đảo Kamchatka, quần đảo Kuril và đảo Hokkaido, Nhật Bản. Kéo dài khoảng 2.900 km về phía bắc-nam, nó có độ sâu tối đa là 10.542m và bao phủ tổng diện tích 264.000 km vuông.

5. Rãnh Kermadec: 10.047m


Điểm sâu nhất của rãnh Kermadec, Scholl Deep, nằm dưới mực nước biển tới 10.047 m. (Ảnh: NatGeo)

Rãnh Kermadec là rãnh ngầm dưới đáy Nam Thái Bình Dương, cách New Zealand hơn 1.000 km về phía đông bắc. Rãnh đại dương này trải dài hơn 1.000 km từ chuỗi núi biển Louisville ở phía bắc đến Cao nguyên Hikurangi ở phía nam. Điểm sâu nhất của nó, Scholl Deep, nằm dưới mực nước biển tới 10.047 m. Cùng với rãnh Tonga ở phía bắc, nó tạo thành hệ thống hút chìm Kermadec-Tonga gần tuyến tính dài 2.000 km.

6. Rãnh Nhật Bản: 9.000m

Rãnh Nhật Bản là rãnh đại dương thuộc một phần của vành đai núi lửa Thái Bình Dương, trên phần đáy phía bắc của Thái Bình Dương ngoài bờ biển phía đông bắc Nhật Bản. Rãnh Nhật Bản kéo dài từ vùng biển ngoài khơi Hokkaido đến Bán đảo Boso ở tỉnh Chiba, phía đông Tokyo.


Nơi sâu nhất của rãnh Nhật Bản có độ sâu khoảng 9.000m. (Ảnh: NatGeo)

Vào ngày 11 tháng 8 năm 1989 tàu ngầm Shinkai 6500 có sức chứa 3 người đã lặn tới độ sâu 6.526 m trong khi thám hiểm rãnh Nhật Bản. Nơi sâu nhất của rãnh có độ sâu khoảng  9.000m.

7. Rãnh Puerto Rico: 8.605m


Rãnh Puerto Rico vốn được biết đến như rãnh đại dương sâu nhất ở Đại Tây Dương, với độ sâu lên tới 8.800m. (Ảnh: NatGeo)

Rãnh Puerto Rico vốn được biết đến như rãnh đại dương sâu nhất ở Đại Tây Dương, với độ sâu lên tới 8.800m và trải dài hơn 800 km. Nó nằm giữa gần đảo Puerto Rico và quần đảo Virgin, Mỹ. Rãnh Puerto Rico là rãnh sâu nhất ở Đại Tây Dương với điểm sâu nhất tên Milwaukee Deep (còn được gọi là Brownson Deep) nằm ở cuối phía tây của rãnh. Nơi này được thăm dò lần đầu tiên bởi nhà thám hiểm người Pháp Archimède vào năm 1964.

Cập nhật: 12/01/2023 Tổ Quốc
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video