Một nghiên cứu mới cho biết, các loài cá da màu bạc như cá trích, cá mòi và một số loài cá nhỏ ở Châu Âu có thể đảo ngược quy luật vật lý, cho phép nó trở nên vô hình để có thể trốn tránh được những kẻ săn mồi.
Nghiên cứu này được công bố trên Tạp chí Nature Photonics, được hai nhà nghiên cứu Tom Jordan và Julian Partridge tại Đại học Bristol thực hiện.
Khi sử dụng các loại camera có bộ lọc phân cực để cắt giảm độ chói phản chiếu bằng cách phân cực ánh sáng khi chiếu vào các bề mặt như da cá màu bạc cho thấy, các loài cá trên không chịu quy tắc phản xạ ánh sáng này.
Nguyên nhân do da cá chứa nhiều lớp tinh thể phản chiếu guanine, một trong các thành phần chính của phân chim Aka và của phân cá. Nên da cá có thể phân cực ánh sáng khi phản xạ. Và khi ánh sáng bị phân cực, sau đó da cá có thể điều chỉnh để giảm phản xạ.
Cá trích cũng như cá mòi và một số loài cá da bạc khác có chứa lớp
tinh thể guanine giúp nó trở nên vô hình trong môi trường ánh sáng
Đặc biệt, da cá mòi và cá trích còn chứa hai loại tinh thể guanine. Mỗi loại lại có đặc tính quang học khác nhau. Khi hai loại này được trộn lẫn với nhau, da cá có khả năng không phân cực ánh sáng phản xạ và duy trì độ phản xạ cao. Kết quả sẽ tạo ra một ảo ảnh quang học có thể giúp cá dường như vô hình với các sinh vật biển khác.
“Chúng tôi tin, những loài cá này phát triển cấu trúc lớp da đặc biệt như vậy để giúp ẩn náu khỏi những kẻ thù săn mồi như cá heo và cá ngừ. Chúng đã tìm ra cách để tối đa hóa số phản xạ ánh sáng trên tất cả các góc độ giúp cho nó ẩn náu tốt nhất trong môi trường ánh sáng của đại dương”, Roberts nói.
Trong tương lai, da các loài cá trên có thể truyền cảm hứng để các nhà khoa học chế tạo ra các thiết bị quang học tốt hơn. Hiện nay nhiều thiết bị quang học như đèn LED và sợi quang sử dụng cơ chế không phân cực phản xạ để có hiệu quả chiếu sáng tốt hơn. Tuy nhiên gương phản xạ thì vẫn còn hạn chết. Cơ chế hoạt động của da cá có thể đem lại cách thức mới để sản xuất các gương phản xạ không phân cực.