Con số này được ược tính dựa trên tổng hợp dữ liệu từ 350.000 nghiên cứu trước đây về các loài sinh vật, bao gồm cả vi sinh vật, với mẫu vật của hơn 5,6 triệu loài thu thập từ những địa điểm ở khắp nơi trên thế giới, kể cả đại dương lẫn đất liền (ngoại trừ Nam Cực). Và với con số 1 ngàn tỷ loài sinh vật này, con người chỉ là 1 loài bé nhỏ trên hành tinh xanh này với tỷ trọng chỉ khoảng 1 phần ngàn của 1% và mặt khác, 99,999% trong số đó vẫn chưa được con người khám phá và phân loại ra.
Nghiên cứu được tiến hành bởi các nhà khoa học thuộc Đại học Indiana và một thành viên trong đó là Jay T. Lennon cho biết: "Việc ước tính số lượng các loài sinh vật trên Trái Đất là một thử thách lớn đối với sinh học. Nghiên cứu của chúng tôi kết hợp thành một bộ dữ liệu lớn nhất từng được tạo ra với các mô hình sinh thái học và những quy tắc mới thiết lập về sự đa dạng và phong phú trong tự nhiên. Nhờ đó, chúng ta có thêm một cách mới, chính xác hơn nhằm ước tính số lượng các loài vi sinh vật trên Trái Đất".
Có rất nhiều loài vật trên Trái Đất mà còn người chưa biết đến.
Được biết thì đây không phải là lần đầu tiên các nhà khoa học muốn xác định số lượng các loài sinh vật trên Trái Đất, tuy nhiên nhờ vào các tiến bộ trong lĩnh vực phân tích di truyền mà họ có thể đưa ra ước tính chính xác hơn những cách làm trước đây, đặc biệt là số lượng các loài vi sinh vật. Nhà nghiên cứu Lennon cho biết: "Các ước tính trước đây đều đưa ra kết quả dưới sự đa dạng của vi sinh vật ngoài thực tế. Cho tới gần đây, chúng ta vẫn chưa thật sự có công cụ ước tính số lượng các loài vi khuẩn trong môi trường tự nhiên. Tuy nhiên sự đời của công nghệ xác lập trình tự di truyền thế hệ mới đã cung cấp thêm cách làm chính xác hơn".
Những kỹ thuật hiện đại nói trên cho phép các nhà khoa học quan sát được toàn cảnh hơn về số lượng khổng lồ của các loài vi sinh có thể tồn tại ngoài thực tế và thậm chí là số lượng loài có trong chỉ một hạy bụi. Lennon giải thích: "Trước khi tiến hành kỹ thuật lập bản đồ nhanh toàn bộ gene, các nhà khoa học đã biểu thị đặc điểm đa dạng của các loài dựa trên 100 cá thể, khi chúng ta đã biết rằng 1 gam đất có tới 1 tỷ sinh vật sống và tổng số lượng trên Trái Đất có thể lớn là lũy thừa 20 của con số đó".
Nhờ có nguồn dữ liệu thu được bằng các kỹ thuật hiện đại nói trên, bao gồm cả các nghiên cứu trên quy mô lớn đến từ các tổ chức nghiên cứu sinh học trên khắp thế giới, các nhà khoa học đã có thể phát triển một thước đo ước tính đủ lớn để dự đoán có bao nhiêu dạng sống có thể tìm thấy, tồn tại dù đã phát hiện hay chưa trong cùng một môi trường. Với thước đo này, các nhà khoa học cuối cùng là ước tính có tới 1 ngàn tỷ loài đang sống trên hành tinh với 99,999% trong số đó vẫn còn chưa được khám phá, phân loại.
Cuối cùng, nhà nghiên cứu Lennon nhận định rằng: "Phân tích của chúng tôi cho thấy rằng số lượng các loài sinh vật trên Trái Đất thậm chí còn nhiều hơn cả số sao trong thiên hà của chúng ta. Do đó, các nghiên cứu, phát hiện loài mới trong tương lai chẳng những dẫn tới những hiểu biết lớn về sự sống trên Trái Đất mà thậm chí, có thể có phát hiện còn khiến chúng ta thay đổi hoàn toàn những suy nghĩ trước đây, viết lại sách giáo khoa sinh học của tương lai".