Trái đất đang bị 2 thiên thể bóp méo, làm nứt vỏ

Vỏ Trái đất gồm nhiều mảnh, liên tục di chuyển, nứt gãy, trượt lên nhau... mà tác động từ các dòng chảy sâu trong lõi nóng chảy dường như không đủ để giải thích. Các nhà khoa học Mỹ đã tìm ra nguyên nhân mới từ vũ trụ.

Theo nghiên cứu vừa công bố trên GSA Special Paper, tác động qua lại từ lực hấp dẫn của Mặt Trời, Trái đất và Mặt trăng duy nhất của Trái đất là nguyên nhân chính dẫn đến sự chuyển động của các mảng kiến tạo - chính là các mảnh vỏ Trái đất.


Bề mặt Trái đất được tạo thành từ rất nhiều mảnh vỏ khác nhau, chính là những mảng kiến tạo - (Ảnh minh họa từ iStock)

Như nhiều nghiên cứu trước đó cho thấy, vỏ Trái đất không liền lạc mà gồm khoảng 15-20 mảnh lớn nhỏ, liên tục di chuyển, nứt ra và rời xa nhau, hay va chạm vào nhau, chui xuống bên dưới nhau... Sự di chuyển của các mảng kéo theo sự chuyển dịch của các lục địa và đại dương, khiến đất đai Trái đất nhiều lần bị gom thành siêu lục địa rồi lại tách rời thành nhiều châu lục.

Nguyên nhân dẫn đến kiến tạo mảng vẫn chỉ là một giả định được củng cố tương đối bởi các bằng chứng gián tiếp, trong đó giả thuyết được chấp nhận phổ biến là do sự đối lưu của các dòng chảy bên trong lõi Trái đất. Nhóm nghiên cứu dẫn đầu bởi nhà địa vật lý Anne Hofmeister cho rằng điều đó không đủ.

Science Alert trích dẫn phân tích của họ về "tác động từ vũ trụ": vị trí trung tâm thực sự của Trái đất trong tháng bị dịch chuyển tới 600km vì quỹ đạo của Mặt trăng quanh Trái đất là hình elip, không phải hình tròn. Điều này có nghĩa Trái đất liên tục bị nén lại rồi kéo giãn bởi tương tác hấp dẫn với Mặt trăng.

Chưa kể, áp lực gia tăng khi Trái đất quay trên trục của nó và hơi dẹt ra chứ không phải một hình cầu hoàn hảo. Nó còn quay quanh Mặt Trời với một "quỹ đạo nhấp nhô" song song với việc tự quay. Vậy là hành tinh vô tình chịu hàng loạt sự bóp méo phức tạp.

"Các lớp bên trong ấm, dày và dẻo dai của hành tinh có thể chịu được áp lực này, nhưng thạch quyển mỏng, lạnh và giòn phản ứng bằng cách đứt gãy" - các tác giả giải thích.

Chưa kể chính các tương tác hấp dẫn đã cộng với sức mạnh của những dòng chảy sâu trong lớp lõi ngoài, vậy là các mảng bị rời ra liên tục dịch chuyển.

Tuy nghe có vẻ ghê rợn, nhưng chính các tác động gây ra hoạt động kiến tạo đã góp phần khiến chúng ta tồn tại: kiến tạo mảng vô cùng quan trọng để cân bằng chu trình carbon và nhiều quá trình tuần hoàn khác trên hành tinh, giữ khí hậu được ổn định và góp phần tạo nên các phản ứng cần thiết để sự sống ra đời, cũng như bảo tồn sự sống đó và thúc đẩy tiến hóa.

Cập nhật: 30/01/2022 Theo NLĐ
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video