Trái đất đang nằm ở điểm xa nhất so với Mặt trời, vì sao nhiệt độ mùa hè năm nay vẫn ở mức cao kỷ lục?

Tại sao Trái Đất quá nóng dù bay xa Mặt Trời nhất?

Nhiệt độ mùa hè ở Bắc bán cầu đang chạm ngưỡng kỷ lục, với các cơn sóng nhiệt đang "quần thảo" ở các quốc gia thuộc khu vực này, khiến người dân phải hứng chịu một trong những mùa hé có nhiệt độ cao nhất lịch sử.

Đáng chú ý, cũng ở thời điểm này, Trái đất chuẩn bị đạt đến điểm xa nhất trên quỹ đạo so với Mặt trời trong năm nay. Đó là một sự kiện thường niên được gọi là aphelion (hay điểm viễn nhật), một thuật ngữ bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp "apo" (đi xa) và "helios" (Mặt trời), theo Almanac.

Sự kiện này đã khiến nhiều người đặt ra câu hỏi: Nếu Trái đất ở khoảng cách xa nhất với Mặt trời, tại sao mùa hè vẫn nóng nực với nhiệt độ cao đến vậy.


Hôm nay ngày 6 tháng 7, tại điểm viễn nhật, Trái đất sẽ cách Mặt trời 1,01 AU.

Để trả lời câu hỏi trên, trước tiên hãy xem xét cách Trái đất quay quanh Mặt trời, cũng như cách hành tinh của chúng ta tự quay như thế nào.

Các nhà thiên văn học coi khoảng cách trung bình giữa Trái đất và Mặt trời là một đơn vị thiên văn (AU), tức xấp xỉ 93 triệu dặm (150 triệu km), theo định nghĩa của Liên minh Thiên văn Quốc tế (IAU).

Tuy nhiên, quỹ đạo hơi elip của Trái đất quanh Mặt trời cũng đồng nghĩa với việc, vào mỗi năm, sẽ có một ngày Trái đất ở gần Mặt trời nhất (điểm cận nhật) và một ngày hành tinh Xanh ở xa ngôi sao chủ của mình nhất (điểm viễn nhật).

Trong năm 2023, điểm cận nhật xảy ra vào ngày 4 tháng 1, khi Trái đất cách mặt trời 0,98 AU. Theo nhà thiên văn học Fred Espenak, vào hôm nay ngày 6 tháng 7, tại điểm viễn nhật, Trái đất sẽ cách Mặt trời 1,01 AU.

Nhìn ngược lại lịch sử, điểm cận nhật và điểm viễn nhật được nhà thiên văn học Johannes Kepler chú ý lần đầu tiên vào thế kỷ 17. Ông cũng chính là người đã tính toán rằng các hành tinh có quỹ đạo hình elip quanh Mặt trời. Ông lưu ý rằng một hành tinh di chuyển nhanh nhất khi nó ở điểm cận nhật và chậm nhất ở điểm viễn nhật. Điều đó làm cho mùa hè ở Bắc bán cầu dài hơn vài ngày so với mùa hè ở Nam bán cầu.

Dù khác biệt giữa điểm cận nhật và củng điểm có thể là vài triệu km, chênh lệch này hầu như không ảnh hưởng tới nhiệt độ Trái đất. Vào tháng 7, Bắc bán cầu nghiêng về phía Mặt trời nên được Mặt trời chiếu sáng trọn vẹn vào mùa hè, khiến ngày dài và nóng hơn. Trong khi đó, Nam bán cầu quay ra xa Mặt Trời nên ngày ngắn và mát hơn.

Mặc dù điểm viễn nhật đến chỉ vài tuần sau ngày Hạ chí tháng 6 và điểm cận nhật đến gần ngày Đông chí tháng 12, nhưng các sự kiện này không có mối liên hệ với nhau. Thời gian chính xác được gây ra bởi sự thay đổi độ lệch tâm của quỹ đạo Trái đất, theo timeanddate.com, với ngày điểm cận nhật và điểm viễn nhật trôi qua một ngày cứ sau 58 năm kể từ thế kỷ 13.

Cập nhật: 07/07/2023 Tổ Quốc
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video