Trái đất nhận tín hiệu lạ: Quái vật vũ trụ "bảy khuôn mặt" xuất hiện?

Một thứ như ánh đèn flash mạnh từ vũ trụ đã xuất hiện trong tầm nhìn của Kính viễn vọng vô tuyến MeerKAT, đặt tại Nam Phi. Đó có thể là một loại quái vật vũ trụ hoàn toàn mới.

Tín hiệu vô tuyến kỳ lạ trông như ánh đèn flash từ Trái Đất sẽ phải là một vụ bùng cháy khốc liệt ở vùng xa xôi của vũ trụ, vì nơi nó xuất hiện là vùng Vela-X 1 của thiên hà chứa Trái Đất Milky Way, cách chúng ta tận 1.300 năm ánh sáng.


Đốm lóe sáng kỳ lạ xuất hiện trong tầm nhìn của kính viễn vọng - (Ảnh: MEERKAT)

Đặt tên cho vật thể lóe sáng là PSR J0941-4046, nhóm nghiên cứu từ Đại học Sydney (Úc) cho biết nó mang các đặc tính của sao xung hoặc sao từ - hai dạng sao neutron cực kỳ mạnh mẽ.

Sao neutron là một dạng "quái vật vũ trụ" cực đoan, được tạo thành bởi cái chết của một ngôi sao khổng lồ, cực kỳ giàu năng lượng và vận hành như một "xác sống" - "zombie".

Viết trên The Conversation, tiến sĩ Manisha Caleb, đại diện cho nhóm nghiên cứu từ Đại học Sydney, cho biết thứ làm họ chú ý là những bất thường nhỏ khiến cho việc xếp loại vật thể mới là sao xung hay sao từ trở nên koong ổn.

Nó quay giống sao xung, nhưng cực kỳ chậm so với sao xung. Nó lại nằm trong vùng "nghĩa địa sao neutron", nơi các quái vật vũ trụ này đã đi vào cuối vòng đời và không thể tạo ra một sự phát xạ vô tuyến "bùng cháy" như vậy.

Nhóm nghiên cứu vẫn tin PSR J0941-4046 là sao neutron, nhưng rất có thể là một loại sao neutron hoàn toàn mới, chưa từng ghi nhận trong vũ trụ, với chu kỳ cực dài.

''PSR J0941-4046 thách thức sự hiểu biết của chúng ta về cách các sao neutron được sinh ra và phát triển. Nó cũng hấp dẫn vì dường như tạo ra ít nhất 7 hình dạng xung khác nhau rõ ràng" - tiến sĩ Caleb viết.

PSR J0941-4046 được phát hiện tình cờ khi nhóm của tiến sĩ Caleb, vốn đang điều hành dự án MeerTRAP sử dụng kính viễn vọng vô tuyến MeerKAT của Nam Phi, nhìn vào vùng Vela-X 1. Vật thể lạ hiện ra như một xung hoặc đèn flash kéo dài khoảng 300 mili giây.

Nghiên cứu vừa công bố trên tạp chí khoa học Nature Communication.

Cập nhật: 02/06/2022 NLĐ
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video