Trái đất nóng lên đã làm thay đổi quần thể thực vật tại Pháp

Nghiên cứu đã được thực hiện với gần 2.500 loài cây khác nhau và thấy rằng có một sự sắp xếp lại các quần thể thực vật tại Pháp từ năm 2009.

Trong chưa đầy một thập kỷ, biến đổi khí hậu đã làm thay đổi quần thể thực vật tại các vùng nông thôn ở Pháp, khiến một số loài phát triển mạnh hơn trong khi các loài khác không chịu được nóng dần bị thu hẹp.

Đó là kết quả nghiên cứu được công bố trên tạp chí sinh học Biology Letters ngày 10/7, tài liệu đầu tiên về tác động của tình trạng Trái Đất nóng lên đối với quần thể thực vật tại Pháp trong giai đoạn từ năm 2009-2017.

Nghiên cứu đã được thực hiện với gần 2.500 loài cây khác nhau và thấy rằng có một sự sắp xếp lại các quần thể thực vật tại Pháp từ năm 2009.


Các loài cây ưa nóng đã tăng trưởng mạnh và thậm chí còn xâm chiếm các lãnh địa mới.

Đồng tác giả nghiên cứu trên, bà Gabrielle Martin, thuộc Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Pháp, cho biết: "Các loài cây ưa nóng đã tăng trưởng mạnh và thậm chí còn xâm chiếm các lãnh địa mới".

Bà lấy ví dụ loài yến mạch hoang dã mảnh khảnh (tên khoa học là Avena Barbata) đã mọc um tùm trên một vùng rộng lớn. Trong khi đó, nhiều loài cây khác thích nhiệt độ thấp hơn, như kiều mạch hoang dã (tên khoa học là Fallopia convolvulus) đã giảm mạnh trong thập kỷ qua.

Nghiên cứu trên khẳng định biến đổi khí hậu rõ ràng là tác nhân trong từng trường hợp. Các dữ liệu nghiên cứu để khẳng định các phát hiện trên đã được thu thập trong một dự án khoa học dân sự mang tên Vigie-Flore.

Hơn 300 nhà thực vật học nghiệp dư có năng lực đã thu thập dữ liệu trong giai đoạn 9 năm, và ghi nhận sự xuất hiện hoặc biến mất của nhiều loài cây phổ biến nhất tại Pháp.

Khoảng 1/4 khu vực được giám sát là đất nhân tạo, 29% là đất trồng trọt, 16% là đồng cỏ, 22% là rừng. Hơn 3.000 địa điểm đã được ghi vào danh lục và sự phát triển của 550 loài cây đã được theo dõi.

Nghiên cứu cho thấy thay đổi lớn nhất xảy ra là tỷ lệ tăng nhiệt độ. Bà Martin cho biết đây là lần đầu tiên một thay đổi đối với hệ thực vật trên quy mô quốc gia được ghi lại trong một thời gian ngắn như vậy. Tác động đối với từng loài không giống nhau.

Các loài cây có chu kỳ sống ngắn hơn, khoảng 1 năm, thì thích nghi nhanh hơn các loài cây lâu năm. Theo bà, "rất khó để kết luận biến đổi khí hậu là tin tốt hay tin xấu".

Chỉ có một nhận định là "sự đa dạng thực vật đang biến đổi. Thay đổi này chắc chắn tác động đến các sinh vật khác trong môi trường như côn trùng, các loài chim...".

Dù đa dạng sinh học không giảm bớt nhưng chắc chắn sẽ có một tác động lớn trong quan hệ giữa các loài.

Cập nhật: 12/07/2019 Theo TTXVN/Vietnam+
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video