Trái đất từng hứng bụi siêu tân tinh

Kết quả nghiên cứu mới cho thấy một vụ nổ siêu tân tinh có thể đã để lại “dấu ấn” sinh học trên bề mặt Trái đất cổ đại.

Mẫu vật lấy từ thềm Thái Bình Dương có thể nắm giữ chứng cứ về một vụ nổ siêu tân tinh xa xôi, đã dội mưa hạt năng lượng cao lên Trái đất cách đây vài triệu năm.


Những vụ nổ siêu tân tinh là hiện tượng đặc biệt của vũ trụ - (Ảnh: NASA)

Shawn Bishop, nhà vật lý học thuộc Đại học Kỹ thuật Munich (Đức), cho hay trầm tích trích xuất từ lõi lấy từ biển sâu có thể chứa những nguyên tố sắt phóng xạ được thải ra từ một vụ siêu tân tinh diễn ra từ lâu.

Những dấu vết này được bảo tồn trong hóa thạch của vi khuẩn chuộng sắt nằm sâu dưới đáy biển.

Phát biểu tại một sự kiện của Tổ chức Vật lý Mỹ tại Denver, chuyên gia Bishop cho biết nếu phát hiện trên được công nhận, đây sẽ là bằng chứng sinh học đầu tiên về một vụ nổ siêu tân tinh.

Theo đó, lõi trầm tích chứa đồng vị sắt 60, loại không có mặt trên Trái đất, theo báo cáo trên chuyên san Nature.

Trong khi hàm lượng sắt 60 khá thấp, nơi duy nhất có thể tìm thấy dạng trầm tích này là ở lớp đáy biển niên đại 2,2 triệu năm.

Theo Thanh Niên
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video