Trải nghiệm tâm lý thú vị từ những điều "trái khoáy" trong cuộc sống

Đọc trước tóm tắt truyện, quảng cáo giữa chương trình yêu thích... đôi khi là những điều khiến bạn khó chịu nhưng lại đem đến nhiều trải nghiệm thú vị không ngờ.

Trong cuộc sống, không phải lúc nào bạn cũng có thể dễ dàng tận hưởng được một bữa tối ngon, xem một bộ phim hay hay theo dõi một chương trình truyền hình thú vị.

Những bình luận trên Internet tiết lộ gần như toàn bộ tình tiết bộ phim Gone Girl, quảng cáo làm ngắt quãng chương trình The Voice yêu thích của bạn, hay thời tiết lạnh buốt này khiến bạn như chết cóng mỗi khi đến rạp chiếu phim. Thế nhưng ít ai biết rằng, chính những điều khó chịu ấy sẽ giúp cho trải nghiệm của bạn thêm phần thú vị.

1. Đoạn tóm tắt cốt truyện không hề gây mất hứng

Hẳn nhiều người trong chúng ta đều không thích thưởng thức một bộ phim hay mà đã nghe trước kết thúc. Thế nhưng hai nhà tâm lý học Jonathan Leavitt và Nicholas Christenfeld lại khẳng định, những đoạn tóm tắt này không hề hủy hoại câu chuyện, đôi khi chúng thực sự làm câu chuyện thú vị hơn.

Hai chuyên gia đã tiến hành thí nghiệm với hàng trăm sinh viên của ĐH California, San Diego. Những người tham gia được yêu cầu đọc các mẩu truyện ngắn khác nhau: truyện có kết thúc bất ngờ, truyện trinh thám và truyện chuyên đề.

Trong mỗi thí nghiệm khi sinh viên đọc 3 mẩu truyện, một truyện sẽ được giữ nguyên, một sẽ được cho thêm đoạn giới thiệu được viết bởi các nhà tâm lý học sẽ hé lộ chút về cái kết và một sẽ được mở đầu bằng đoạn tóm tắt. Kết thúc thí nghiệm các sinh viên sẽ đánh giá sự thích thú của mình trên thang điểm từ 1 đến 10.

Thông qua kết quả đánh giá, Leavitt và Christenfeld nhận thấy trong cả 3 thí nghiệm, người tham gia thích thú với câu chuyện hơn khi biết trước cái kết. Điểm trung bình của những phiên bản có tóm tắt gần như đều cao hơn so với bản gốc.

Mặc dù chưa giải thích được lý do nhưng hai nhà nghiên cứu vẫn đưa ra vài suy đoán. Đầu tiên, họ nghĩ rằng thay vì làm mất đi sự ngạc nhiên, những đoạn tóm tắt này sẽ làm tăng độ kịch tính cho câu chuyện.

Bên cạnh đó, sự kịch tính của câu chuyện không chỉ đến từ những nút thắt mà còn ở cách tác giả dẫn dắt và cách nhân vật phản ứng trong truyện. Các nhà nghiên cứu nói rằng, đôi khi biết trước cái kết sẽ là cơ hội để khán giả tập trung và hiểu sâu hơn cốt truyện.

2. Không gian huyên náo giúp cải thiện bữa ăn

Khi ăn tối tại một nhà hàng, bạn chủ yếu đánh giá món ăn thông qua hương vị, xúc giác, khứu giác và cách bày trí. Bạn thường đánh giá cao hương vị và mùi thơm của món ăn, cảm giác ngon hơn khi thực phẩm được bày trí đẹp.

Dù bạn bạn không ăn bằng tai nhưng âm thanh cũng rất quan trọng. Một phòng ăn ồn ào hoặc một âm thanh khó chịu tại một nhà hàng không chỉ lấn át tiếng nói chuyện mà nó cũng làm giảm nhận thức của người ăn về vị ngọt, mặn và ảnh hưởng đến việc thưởng thức tổng thể bữa ăn.

Tuy nhiên đầu bếp Michael Kornick tại Chicago lại chia sẻ: "Khi có quá ít tiếng ồn xung quanh, không có âm nhạc hay cả những cuộc trò chuyện ở bàn bên cạnh cũng sẽ gây phiền toái cho thực khách".

Các nhà nghiên cứu từ Đại học Purdue cho rằng, mức độ vừa phải của tiếng ồn xung quanh và âm nhạc có thể làm cho bữa ăn của bạn ngon hơn và cũng tạo niềm cảm hứng nấu tốt hơn cho đầu bếp.

Các nhà nghiên cứu đã tiến hành thí nghiệm và phát hiện ra rằng, thực khách ăn tại một nhà hàng có tiếng ồn xung quanh khoảng 58 dB và âm nhạc là 62-67 dB thích thú với bữa ăn của họ hơn. Họ cũng thường ở lại lâu hơn, chi nhiều tiền hơn, có xu hướng quay lại nhà hàng, cũng như giới thiệu nó cho bạn bè. Tỉ lệ này cao hơn nhiều so với những người thực khách phải nghe tiếng ồn không đúng mức.

3. Quảng cáo làm cho TV thú vị hơn

Có lẽ chúng ta không nên quá thành kiến với quảng cáo. Theo nhà tâm lý học và nghiên cứu tiếp thị Leif Nelson, đôi khi một chút gián đoạn ở giữa thực sự có thể tăng độ hấp dẫn của chương trình.

Nelson và đồng nghiệp đã rút ra kết luận, mọi người đều sẽ thích nghi với những thứ mà họ đã tiếp xúc trong thời gian dài. Sự thích nghi này ở cả trải nghiệm tiêu cực và tích cực - từ việc ăn kem đến nghe bài hát yêu thích hay cả việc thắng xổ số.

Trong sáu nghiên cứu, Nelson thấy rằng truyền hình cũng có hiệu ứng tương tự. Ông thí nghiệm với một nhóm người xem bộ phim sitcom cũ - Taxi. Một nửa số tình nguyện viên xem phiên bản hoàn chỉnh ban đầu và nửa còn lại xem phiên bản mới với các đoạn quảng cáo chèn vào.

Khi phim kết thúc, mọi người đánh giá mức độ yêu thích của mình và so sánh với phim sitcom mà họ đã từng xem. Nhóm xem phim với các đoạn quảng cáo cảm thấy thích thú hơn, trong khi nhóm xem phiên bản cũ không quảng cáo thì không mấy ý kiến.

Các nhà nghiên cứu nói rằng: "Khi xem truyền hình, mọi người thường cảm giác càng về sau càng kém thú vị hơn. Dù quảng cáo có gây phiền nhiễu tới bạn hay không thì sự gián đoạn cũng làm thay đổi cảm giác của bạn về chương trình và "thiết lập lại" sự hứng khởi của bạn ở mức cao hơn".

4. Thời tiết lạnh giúp bạn cảm thấy ấm áp khi xem những bộ phim tình cảm

Khi mùa đông đến và thời tiết ngoài trời bắt đầu khắc nghiệt, con người càng muốn được sưởi ấm. Mọi người lúc nào cũng muốn cuộn mình trong chiếc chăn dày để làm việc hay ngủ. Còn theo những nhà nghiên cứu, thời tiết này quả thực thích hợp để thưởng thức những bộ phim tình cảm lãng mạn.

Một nghiên cứu lớn đã chỉ ra, những cảm giác về thể chất và cảm xúc sẽ ảnh hưởng đến việc đưa ra những quyết định của chúng ta, dù cho quyết định ấy không hề liên quan chút nào.

Ví dụ như khi những lối đi trong cửa hàng trở nên chật hoặc có quá đông người, khách hàng thường có xu hướng chọn mua nhiều loại sản phẩm hơn.

Điều tương tự xảy ra khi chúng ta cảm thấy lạnh. Theo các nhà nghiên cứu hành vi khách hàng ở Hồng Kông và Colorado, chúng ta muốn tìm thấy sự ấm áp và điều này ảnh hưởng đến sở thích khi chọn phim.

Trong 4 thí nghiệm thực hiện, những người cảm thấy lạnh sẽ thích những bộ phim tình cảm và mong muốn xem chúng nhiều hơn.

Sau đó những nhà nghiên cứu phân tích các dịch vụ cho thuê phim trên mạng và so sánh lựa chọn của người xem với nhiệt độ lúc đó. Kết quả là, trời càng lạnh thì càng có nhiều người chọn thuê các phim tình cảm lãng mạn.

Khi nhiệt độ xuống thấp, con người không chỉ có xu hướng sưởi ấm về mặt vật lý mà còn cả ở tâm hồn. Do vậy họ thường “hâm nóng cùng tình yêu” và tìm đến những bộ phim tình cảm lãng mạn.

Tham khảo: Mentafloss, Livescience

Theo Mask online, Mentafloss, Livescience
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video