Trận chiến giữa hai ngôi sao tạo tinh vân sáng nhất dải Ngân Hà

Các nhà nghiên cứu lần đầu công bố hình ảnh về trận chiến dữ dội nhất dải Ngân Hà giữa hai ngôi sao, tạo ra gió mạnh 10 triệu km/h giờ và hơi nóng 50 triệu độ C.

Hai trong số những ngôi sao lớn nhất dải Ngân Hà nằm trong hệ sao nhị phân Eta Carinae ở cách Trái Đất 7.500 năm ánh sáng tham gia vào cuộc chiến dữ dội kéo dài hàng thiên niên kỷ, theo Science Alert.


Ảnh chụp của ESO chỉ ra hoạt động bên trong hệ sao Eta Carinae. (Ảnh: ESO).

Trong nghiên cứu công bố hôm 19/10 trên tạp chí Astronomy & Astrophysics, các nhà thiên văn học lần đầu tiên chụp ảnh lõi của Eta Carinae với độ phân giải cao nhất, xác nhận giả thuyết về những gì đang xảy ra bên trong hệ sao này.

Eta Carinae đôi khi được gọi là "chuẩn siêu tân tinh" vì sự vận động của hai ngôi sao trong hệ mạnh tới mức gần tương đương những ngôi sao đang phát nổ. Trận bùng phát lớn gần đây nhất mang tên Đại phun trào (Great Eruption) xảy ra vào năm 1837, kéo dài 18 năm và dẫn tới sự ra đời của tinh vân Homunculus sáng hơn mọi vật thể trong dải Ngân Hà.

Các nhà thiên văn vẫn chưa rõ nguyên nhân gây ra những trận bùng phát, nhưng Eta Carinae tiếp tục sinh ra cơn gió đầy khí và bụi có tốc độ lên tới 10 triệu km/h. Mô hình vi tính của Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ chỉ ra các cơn gió kiểu này duy trì và định hình tinh vân, nhưng chưa nhà khoa học nào tìm ra cơ chế của quá trình.

Eta Carinae B, ngôi sao nhỏ hơn trong hệ, có khối lượng lớn gấp 30 lần Mặt Trời và sáng hơn một triệu lần. Trong khi đó, Eta Carinae A nặng gấp 90 lần Mặt Trời và sáng hơn 5 triệu lần.


Tinh vân hình quả tạ Homunculus bao phủ hệ sao Eta Carinae. (Ảnh: NASA).

Cứ sau 5,5 năm, hai ngôi sao lại di chuyển gần về nhau, với khoảng cách tương đương từ sao Hỏa đến Mặt trời (khoảng 228 triệu km). Thời điểm đó được gọi là "cận tinh" (periastron). Lần cận tinh gần nhất xảy ra vào tháng 8/2014, được giao thoa kế của Kính viễn vọng lớn tại Đài quan sát Nam châu Âu (ESO) ghi lại thành công.

Hình ảnh không thực sự rõ ràng, nhưng xác nhận trận chiến dữ dội trên Eta Carinae. Mỗi ngôi sao bên trong hệ sao đôi này giải phóng những cơn gió phân tử cực mạnh, đẩy nhiệt độ lên mức 50 triệu độ C. Gió bụi và khí từ hai bên tạo thành tinh vân hình quả tạ bao quanh cả hai ngôi sao.

"Giấc mơ của chúng ta đã thành hiện thực", Gerd Weigelt, nhà thiên văn ở Viện Max Planck, Đức, cho biết. "Dù không thể có những bức hình sắc nét, đây là cơ hội có một không hai để tăng thêm kiến thức về Eta Carinae và nhiều vật thể khác trong vũ trụ".

Cập nhật: 27/10/2016 Theo VnExpress
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video