Tranh cãi về sự sống trên sao chổi 67P

Các nhà nghiên cứu cho rằng, đặc điểm bề mặt sao chổi 67P/Churyumov-Gerasimenko thích hợp cho sự hiện diện của đời sống vi sinh vật, tuy nhiên một số nhà khoa học khác nói chưa thể kiểm chứng bằng thực nghiệm.

Sự sống trên sao chổi 67P?

UPI hôm qua đưa tin, trong cuộc họp gần đây của Hiệp hội Thiên văn Hoàng gia, Max Wallis thuộc Đại học Cardiff, Anh và Chandra Wickramasinghe, giám đốc Trung tâm nghiên cứu sinh vật học vũ trụ cho rằng, bề mặt rắn chắc của sao chổi 67P/Churyumov-Gerasimenko là hỗn hợp của nước đá và các vật liệu hữu cơ. Chúng hợp nhất với nhau dưới sức nóng của Mặt Trời, trong quá trình sao chổi di chuyển xung quanh quỹ đạo. Đây là điều kiện môi trường có lợi cho hoạt động sống của vi sinh vật.


Bề mặt sao chổi 67P/Churyumov-Gerasimenko. (Ảnh: ESA)

Qua hình ảnh do tàu thăm dò Rosetta của Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA) cung cấp, bề mặt sao chổi 67P/Churyumov-Gerasimenko là lớp vỏ đen băng giá, các miệng núi lửa đáy phẳng và nhiều tảng đá lớn.

Theo hai nhà nghiên cứu, vi sinh vật có khả năng tồn tại ở mức nhiệt độ khá thấp bằng cách sử dụng muối như một hóa chất chống đông lạnh. Những sinh vật này trở nên hoạt động tích cực vào thời điểm sao chổi tiến gần đến Mặt Trời. Vi khuẩn cần nước để sinh sống trên sao chổi. Điều kiện trên cũng được đáp ứng do sao chổi sở hữu lớp băng tuyết ở trạng thái thường xuyên thăng hoa, tạo ra môi trường sống cho vi sinh vật.

"Tàu thăm dò Rosetta không chỉ quan sát thấy sao chổi như một cơ thể đông lạnh không hoạt động. Sao chổi hỗ trợ cuộc sống của vi sinh vật nhiều hơn so với Bắc Cực và Nam Cực trên Trái Đất. Nếu có bất kỳ hoạt động sinh học trên sao chổi, chúng tôi hy vọng sẽ phát hiện nó," Wallis nói.

Theo Guardian, sự sống khá "kén chọn" với những chất hóa học mà nó sử dụng. Nếu sự sống tồn tại trên sao chổi, nó sẽ làm gia tăng một số phân tử quan trọng có thể nhận diện. Tuy nhiên, robot thăm dò Philae của tàu vũ trụ Rosetta không có khả năng tiến hành phân tích để xác định sự sống. Vì vậy, lý thuyết của các nhà khoa học đưa ra không thể kiểm chứng bằng thực nghiệm.

Năm 2001, Wickramasinghe từng tuyên bố phát hiện thấy vi sinh vật ngoài Trái Đất trong bụi ở tầng bình lưu, tại độ cao 41km. Ông cũng cho rằng, những phân tử làm tiền đề cho sự sống Trên Trái Đất có nguồn gốc từ sao chổi.

Theo VnExpress
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video