Triển vọng mới trong việc tìm kiếm sự sống ngoài hành tinh

Các nhà khoa học đang tập trung lắng nghe tín hiệu ở vùng trung tâm Dải Ngân Hà. Ở đây có dày đặc các ngôi sao và ngoại hành tinh có khả năng tồn tại sự sống.

Người ngoài hành tinh thông minh có thể ẩn nấp ở trung tâm Dải Ngân Hà không?

Chúng ta vẫn luôn tìm kiếm sự sống ngoài Trái Đất bằng cách lắng nghe những xung vô tuyến từ trung tâm thiên hà của chúng ta. Các xung tần số hẹp được phát ra một cách tự nhiên từ các ngôi sao gọi là pulsar, nhưng các xung này cũng được con người sử dụng trong công nghệ như radar chẳng hạn.


Một con tàu giả định của người ngoài hành tinh đang truyền tín hiệu vô tuyến vào không gian. Đây là những tín hiệu mà các nhà khoa học đang săn lùng. (Ảnh: Breakthrough Listen/Danielle Futselaar).

Các xung này nổi bật trên nền tạp âm vô tuyến của không gian nên chúng là một cách giao tiếp hiệu quả trong khoảng cách rất xa, và là mục tiêu hấp dẫn để chúng ta chú ý lắng nghe khi tìm kiếm các nền văn minh ngoài hành tinh.

Trong một nghiên cứu mới vừa được công bố ngày 30/5, các nhà nghiên cứu đã trình bày một chiến lược săn tìm người ngoài hành tinh. Nghiên cứu sinh Akshay Suresh ở Trường đại học Cornell, New York, Mỹ, là trưởng nhóm nghiên cứu.

Nhóm của ông đã phát triển phần mềm phát hiện các dạng tần số lặp lại này và thử nghiệm lại trên các pulsar đã biết để khẳng định phần mềm này có thể thu được các tần số hẹp. Các dải tần số này rất nhỏ, chỉ bằng 1/10 độ rộng của các tần số được các đài phát thanh FM sử dụng.

Sau đó, nhóm nghiên cứu đã dùng phương pháp này để tìm kiếm dữ liệu từ kính thiên văn Green Bank ở Tây Virginia.

Cho đến nay, đài SETI (của Viện SETI - một tổ chức phi lợi nhuận ở Mỹ chuyên tìm kiếm sự sống ngoài vũ trụ) chủ yếu tìm kiếm các tín hiệu được phát đi liên tục.

Nghiên cứu mới này đã làm sáng tỏ hiệu quả năng lượng vượt trội của một chuỗi xung như một phương tiện liên lạc giữa các vì sao. Đây cũng là nghiên cứu chuyên sâu toàn diện đầu tiên về những tín hiệu phát đi từ trung tâm thiên hà.

Các nhà khoa học đang tập trung lắng nghe tín hiệu ở vùng trung tâm này vì ở đây có dày đặc các ngôi sao và ngoại hành tinh có khả năng tồn tại sự sống.

Hơn nữa, nếu người ngoài hành tinh ở vùng lõi thiên hà muốn tiếp cận với phần còn lại của thiên hà thì họ có thể gửi tín hiệu quét qua một loạt các hành tinh nhờ có vị trí thuận lợi của họ là ở trung tâm thiên hà.

Các nhà nghiên cứu cho biết sử dụng băng thông hẹp và các hình thức phát sóng lặp đi lặp lại sẽ là phương pháp chính để người ngoài hành tinh thể hiện sự tồn tại của mình, bởi vì sự kết hợp của cả hai yếu tố này khó có thể xảy ra do trùng lặp ngẫu nhiên.

Phương pháp nghiên cứu này sử dụng một thuật toán có thể tìm kiếm thông qua 1,5 triệu mẫu dữ liệu của kính viễn vọng trong 30 phút. Mặc dù các nhà nghiên cứu chưa tìm ra bất kỳ dấu hiệu nhận biết nào trong lần tìm kiếm đầu tiên, nhưng họ cho biết tốc độ của thuật toán sẽ giúp nâng cao hiệu quả tìm kiếm về sau.

Dự án nghiên cứu này đã thu thập được một khối lượng dữ liệu khổng lồ và kỹ thuật mà nhóm nghiên cứu phát triển đã đem lại một phương pháp mới với hy vọng "cái kim trong bọc lâu ngày cũng lòi ra" và chúng ta sẽ tìm được bằng chứng đáng kinh ngạc về các dạng sự sống tiên tiến ngoài Trái đất.

Cập nhật: 06/06/2023 Dân Trí
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video