Bạn có tin thế giới của chúng ta chỉ là sản phẩm của một tay lập trình nghiệp dư nào đó ở thế giới khác? Thế giới chúng ta chỉ là một ma trận vô số chiều? Chúng ta là những phần tử của ma trận? Tại sao bạn không tin trong khi chúng ta có thể tạo một thế giới tương tự như vậy với quy mô nhỏ hơn?
Hãy thử tạo nên một ma trận hai chiều. Các phần tử là các số nguyên, cuộc sống của các phần tử được biểu diễn bằng các hàm số.
Đây gọi là định mệnh:
Đường thẳng màu đỏ là tai nạn giao thông. Phần tử sống theo hàm màu xanh sẽ không chết nhưng phần tử sống theo hàm số màu nâu sẽ chết.
Đây là hàm số biểu diễn vận mệnh loài người?
Con người cứ ngỡ họ đang phát triển, nhưng khi thời gian tiến đến mốc 0, nền văn minh sẽ tụt lùi mãi mãi. Làm thế nào để bước sang nhánh đồ thị thứ hai? Đợi chờ thời gian hay sẽ thay đổi đồ thị? Chỉ cần thay đổi một chút thông số của mình, người sống trên đường màu xanh có thể bắt được cơ hội do đường màu vàng đem lại như đường màu nâu đã làm.
Tư duy lập trình theo hướng đối tượng là một tư duy tuyệt vời.
Nếu Trái Đất là một thực thể thì nó phải được tạo ra dựa trên một lớp nào đó. Như vậy khả năng tồn tại một Trái Đất khác là có thể.
Thời gian có là một thực thể? Liệu có một lớp thời gian và nhiều thực thể thời gian khác? Điều này quá sức bộ não của tôi. Nhưng trong thế giới mà tôi tạo ra, khái niệm thời gian đã độc lập với thời gian trong thế giới thực này.
Đó là lý do tôi xây dựng nên thế giới ma trận của mình. Các ma trận có thể được xây dựng dựa trên hướng đối tượng hoặc không. Nếu đến một lúc nào đó tôi phát hiện một phần tử “may mắn” trong ma trận của mình và phát hiện những điểm tương đồng của tôi và cá thể đó?
Liệu sự tiến hóa trong ma trận mà tôi có thể kiểm soát thời gian này có thể giải quyết được các vấn đề của toán học? Các phiên bản Matrix pi sẽ trả lời cho sự bí ẩn của số pi. Các đột biến của phần tử trong Ma trận mưa đá sẽ phá vỡ quy luật “dãy số mưa đá”? Ma trận quả thực là một dạng toán độc đoán nhất của nhân loại. Ma trận giống như một cái ống mà khi ta bỏ vào đầu này của ống một bài toán thì lời giải của bài toán sẽ xuất hiện ra ở ống bên kia. Nói chung, một bài toán khi đưa vào ma trận thì có được vào cũng sẽ có đường ra, nên có thể nói bất kỳ bài toán nào đưa vào ma trận cũng sẽ ra được lời giải, thậm chí là các bài phương trình bậc n có x ẩn đi nữa thì cũng sẽ giải ra.
Các bài toán ma trận thường mang tính phức tạp cao nên đòi hỏi phải có những nhà "siêu" toán học làm việc với áp lực lớn và chính xác mới có thể giải ra. Đáp số của các bài ma trận thường rất dài và phức tạp, ví dụ như số pi là một hằng số toán học gồm hàng ngàn con số dài:
p = 3,1415926535 8979323846 2643383279 5028841971 6939937510 5820974944 5923078164 0628620899 8628034...
Đó là minh chứng cho thấy sự phức tạp của ma trận. Thông thường để giải được 1 bài toán ma trận các nhà toán học phải làm việc cực lực trong nhiều năm với năng suất làm việc 20 giờ/ngày. Vậy các nhà toán học chỉ có vỏn vẹn 4 tiếng để nghỉ ngơi và ngủ.
Chìa khóa của ma trận sẽ làm nên mọi thứ, lúc ấy có lẽ chúng ta sẽ là bá chủ cả vũ trụ, ta sẽ điều khiển không gian, thời gian, vận mệnh con người... và cả vũ trụ như chỉ nằm trong lòng bàn tay. Nhưng khi nào chúng ta mới nắm được triết lý và chìa khóa của ma trận??? Một câu hỏi nan giải không ai có thể biết trước được, có thể là chỉ trong nay mai hay vài năm nữa, hoặc vài thập kỷ, vài thế kỷ nữa,... hoặc có thể sẽ không bao giờ có lời giải cho bài toán chinh phục ma trận đang còn dang dở của khoa học...
Bài cho bạn Masterwin gửi
Theo www.khvnol.com
Email: Masterwin_0108@yahoo.com