Triệu chứng bệnh suy giáp theo độ tuổi

Suy giáp có các triệu chứng khác nhau tùy vào từng nhóm tuổi như kém tăng trưởng, mệt mỏi, nhạy cảm với thời tiết lạnh, mặt sưng, giọng khàn.

Bệnh suy giáp xảy ra khi tuyến giáp không tạo đủ hormone giáp, làm chậm quá trình trao đổi chất.

Người có nguy cơ mắc bệnh này gồm phụ nữ sau mãn kinh, trên 60 tuổi, tiền sử bệnh tuyến giáp hoặc người thân bị bệnh tuyến giáp, từng phẫu thuật tuyến giáp, mang thai hoặc sinh con trong 6 tháng.

Người mắc hội chứng Turner (rối loạn di truyền ảnh hưởng đến phụ nữ), bệnh thiếu máu ác tính, hội chứng Sjogren (bệnh gây khô mắt và miệng), đái tháo đường type 1, viêm khớp dạng thấp, bệnh lupus... cũng dễ thiếu hormone giáp.


 Triệu chứng của suy giáp phụ thuộc vào từng nhóm tuổi.

BS.CKI Võ Trần Nguyên Duy, khoa Nội tiết - Đái tháo đường, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM, cho biết triệu chứng của suy giáp phụ thuộc vào từng nhóm tuổi, mức độ nghiêm trọng của bệnh; thường tiến triển chậm, có thể kéo dài vài năm.

Người trưởng thành: Khi quá trình trao đổi chất chậm lại, người bệnh nhận thấy các triệu chứng suy giáp rõ hơn, gồm mệt mỏi, nhạy cảm với thời tiết lạnh, táo bón, da khô, tăng cân, mặt sưng, giọng khàn. Yếu cơ, đau cơ và cứng khớp, nhịp tim chậm, trầm cảm, gặp vấn đề về trí nhớ cũng có thể xảy ra. Suy giáp ở phụ nữ còn dẫn đến kinh nguyệt không đều, tóc thưa, mỏng, khô...

Trẻ em và thanh thiếu niên: Triệu chứng suy giáp ở nhóm tuổi này tương tự như triệu chứng ở người trưởng thành, gồm chậm tăng trưởng dẫn đến tầm vóc thấp bé, răng phát triển chậm, dậy thì muộn, trí tuệ kém phát triển...

Trẻ sơ sinh: Trẻ sơ sinh cũng có nguy cơ suy giáp nhưng các triệu chứng thường chưa xuất hiện ngay lập tức. Theo thời gian, trẻ có các biểu hiện như chán ăn, tăng trưởng chậm, vàng da, táo bón, trương lực cơ kém, da khô, tiếng khóc khàn, thoát vị rốn.

Suy giáp ở trẻ sơ sinh không được điều trị, ngay cả trường hợp nhẹ cũng có thể dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng về phát triển thể chất và tinh thần.

Theo bác sĩ Duy, suy giáp không được điều trị có thể gây ra các biến chứng như bướu cổ, nguy cơ mắc bệnh tim và suy tim, bệnh thần kinh ngoại biên... Nồng độ hormone tuyến giáp thấp có thể cản trở quá trình rụng trứng làm hạn chế khả năng sinh sản.

Người mẹ bị suy giáp không được điều trị, con sinh ra có nguy cơ dị tật bẩm sinh cao hơn trẻ bình thường. Trẻ sơ sinh suy giáp dễ gặp các vấn đề nghiêm trọng về thể chất và tinh thần.

Bác sĩ Duy cho biết phòng ngừa suy giáp phải dựa trên nguyên nhân gây bệnh. Người bệnh nên bổ sung iốt thông qua thực phẩm như trứng, sữa, thịt, gia cầm, hải sản, rong biển.

Người bệnh nên đến bác sĩ khoa Nội tiết - Đái tháo đường khám nếu có các dấu hiệu bất thường. Dùng thuốc theo hướng dẫn và bổ sung đa dạng thực phẩm có lợi cho sức khỏe giúp cải thiện các triệu chứng suy giáp và ngăn bệnh tiến triển nặng. Không tự tăng liều lượng thuốc mà chưa tham khảo ý kiến bác sĩ, nếu có bướu giáp không tự ý chọc lể.

Cập nhật: 22/11/2023 VnExpress
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video