Trọn bộ bí kíp thoát thân khi gặp hỏa hoạn

Những bí kíp nhỏ dưới đây sẽ giúp bạn có thể bảo vệ tính mạng của mình và những người thân khi gặp sự cố hỏa hoạn.

Nếu đám cháy chưa lan đến phòng

  • Hết sức giữ bình tĩnh và phản ứng ngay khi có dấu hiệu hỏa hoạn (ngửi thấy mùi cháy, khét, thấy khói, chuông báo cháy kêu)... Lấy một chiếc chăn trùm người bạn lại (loại không quá mỏng hay quá dày để bạn có thể dễ dàng di chuyển) và ra khỏi nhà ngay.
  • Nếu không may lửa bén thì có thể tìm đến nguồn nước gần nhất hoặc ngay lập tức nằm xuống, hai tay úp vào mặt và lăn qua lăn lại cho đến khi lửa tắt. Không được chạy vì gió có thể làm lửa cháy bùng thêm. Không nhảy vào hồ bơi, bể chứa hay thùng nước vì nước có thể bị nấu sôi khi bị lửa tác động.

  • La lớn và kêu gọi mọi người cùng thoát nạn. Nếu điện thoại còn sử dụng được, nhanh chóng gọi 114 (cứu hỏa) và 115 (cấp cứu) để cho họ biết bạn đang ở đâu nếu không ra ngoài. Di chuyển qua phòng khác hoặc ra ban công, dùng quần áo sáng màu để vẫy, ra hiệu người biết đến cứu.

  • Nếu cháy chưa lan đến hành lang, hãy tìm cửa thoát hiểm gần nhất và thoát ra ngoài.

Nếu đám cháy đang lan đến phòng

  • Hãy đóng cửa lại để bảo vệ ngọn lửa không bén vào phòng. Ở trường hợp này, bạn hãy:

  • Cảm nhận sức nóng của cánh cửa bằng mu bàn tan. Bởi mu bàn tay có nhiều dây thần kinh hơn nên sẽ giúp bạn xác định chính xác độ nóng của bề mặt cửa.

  • Nếu thấy cửa chưa nóng, hãy mở cửa từ từ và quan sát xung quanh. Khói sẽ bay ở phía trên nên bạn hãy nằm sát mặt đất và trườn ra ngoài. Càng nằm sát đất bao nhiêu, bạn càng dễ thoát khỏi đám cháy bởi khói phía trên không chỉ là khói mà còn là không khí bị hun nóng cùng nhiều khí độc khác.

  • Cố gắng không hít khói. Sử dụng áo, miếng vải, mền, bất cứ thứ gì có thể làm ướt nó và đặt nó trên mũi và miệng khi trườn qua đám lửa.
  • Nếu thấy cửa nóng, điều đó có nghĩa lửa đang tiến lại rất gần. Đừng mở cửa, hãy tìm lối thoát khác như cửa sổ, cửa thoát hiểm...

Trong trường hợp bạn bị kẹt

  • Hãy cố gắng đến được chỗ mà lực lượng cứu hỏa và cấp cứu có thể nghe hoặc thấy bạn.

  • Tuyệt đối không mở cửa sổ, oxy bên ngoài cửa sổ sẽ thu hút lửa từ cửa chính và làm bạn bị kẹt trong lửa. Lấy khăn hoặc bất cứ thứ gì bạn tìm được chặn phía dưới cửa chính để ngăn không cho khói bay vào phòng.

  • Chỉ trèo ra ngoài cửa sổ và nhảy xuống nếu an toàn hoặc có người trợ giúp. Nếu bắt buộc phải nhảy từ cửa sổ, hãy tìm một cái gờ để bám vào, bạn có thể đi trên gờ, quay mặt vào bờ tường. Nhớ luôn đối mặt với bờ tường khi chui ra từ cửa sổ ở trên cao. Vì khi đó, bạn có thể dùng hết sức mình để bám vào tường và đáp đất một cách an toàn hơn.

Tuy nhiên, lý tưởng nhất vẫn là ngồi yên trong phòng, cách ly lửa bên ngoài bằng cửa phòng đóng chặt, chặn khói lan trong phòng, lấy bất cứ thứ gì bạn tìm thấy được, làm ướt - che mũi và miệng bạn để lọc không khí và chờ ai đó sẽ đến cứu.

Hãy lưu ý thang máy không phải là lối thoát nạn. Vì sao?

  • Khi có cháy, thang máy sẽ tự động trở về tầng 1 rồi mở cửa và ngưng hoạt động, nguồn điện sẽ bị ngắt đồng thời hệ thống thông gió và chiếu sáng trong đó cũng ngừng làm việc.
  • Giếng thang máy trở thành ống dẫn khói, lửa khổng lồ, đôi khi thang bị kẹt trên hành trình về tầng 1.
  • Nếu thang có nguồn điện riêng, thử hình dung tất cả các tầng đều gọi thang, thang thì không dừng lại ở tầng đang cháy, và thang máy thường chỉ chở tối đa 10 -12 người, liệu bạn có thuộc vào 10 -12 người đấy không?

Nằm lòng bí quyết thoát ra khỏi đám cháy chính là "bình tĩnh, nằm sát đất, trườn bò, che mặt lại và không hít khói". Đừng hoảng loạn, hãy cố gắng bình tĩnh hết sức, tìm cách giảm thiểu mức độ thương vong tối đa cho bản thân và gia đình.

Thoát hiểm ra sao khi cháy chung cư, nhà cao tầng?

Khi xảy ra cháy chung cư hay nhà cao tầng, cần nhanh chóng chạy đến lối thoát an toàn và gần nhất vì các khu chung cư hay nhà cao tầng được thiết kế nhiều đường thoát hiểm.

Tuyệt đối không dùng thang máy vì có thể bị kẹt trong thang do cúp điện.

Nếu thoát ra ngoài bằng đường cửa sổ hay hành lang, hãy cố gắng gây chú ý với lực lượng cứu hỏa bằng cách vẫy tay, la hét...

Cũng đừng nhảy vào hồ bơi hay các bể chứa, thùng nước vì có thể chúng đã bị lửa nấu sôi.

Cập nhật: 12/07/2024 Theo Trí Thức Trẻ, Tuổi Trẻ, Wikihow
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video