Trồng rong biển thành rừng dưới đại dương có thể chống biến đổi khí hậu

Các nhà khoa học cho rằng nuôi rong biển, sau đó thả những cây trưởng thành xuống đáy đại dương, có thể là một cách hiệu quả để chống lại hiện tượng trái đất ấm lên. Vậy tại sao chúng ta không làm điều đó?

Khi rừng trên đất liền bị tàn phá và đốt cháy

Khi lá phổi xanh của thế giới là rừng Amazon bị cháy, ngày càng có nhiều người quan tâm làm thế nào để trồng những khu rừng hấp thụ được khí thải carbon làm ấm hành tinh, nhưng lại không bị cháy. Đó chỉ có thể là những khu rừng ở dưới nước.

Một nghiên cứu đang ghi nhận tiềm năng của việc trồng rong biển để chống lại biến đổi khí hậu khi nạn phá rừng nhiệt đới và các “lá phổi xanh” trên cạn đang ngày càng gia tăng. Các khu rừng đại dương phát triển nhanh của tảo bẹ và các loài tảo lớn có hiệu quả cao trong việc lưu trữ carbon. Rong biển cũng cải thiện quá trình axit hóa, khử oxy và các tác động biển khác đến sự nóng lên toàn cầu và nó cũng là nguồn thực phẩm và sinh kế cho hàng trăm triệu người.

Bà Halley Froehlich, một nhà khoa học biển tại Đại học California, là tác giả chính của một nghiên cứu mới lần đầu tiên định lượng năng lực toàn cầu của nghề trồng rong biển quy mô lớn để bù đắp lượng khí thải carbon trên mặt đất và lập bản đồ các khu vực của đại dương phù hợp cho canh tác rong biển quy mô lớn.

Theo bài báo trên tạp chí Current Biology, trang trại trồng rong biển chỉ chiếm 3,8% vùng biển của Mỹ, nằm ngoài khơi California, tương đương 0,065% đại dương toàn cầu, phù hợp nuôi tảo đủ để có thể trung hòa khí thải từ ngành nông nghiệp 50 tỷ USD của tiểu bang này.


Một hỗn hợp tảo bẹ, rêu Ailen và rau diếp biển được thu hoạch ngoài khơi bờ biển Maine.

Rong biển hiện đang được trồng ở quy mô nhỏ để sử dụng trong thực phẩm, thuốc men và các sản phẩm làm đẹp. Tuy nhiên, các nhà khoa học đề xuất thành lập các trang trại quy mô công nghiệp để trồng rong biển đến khi trưởng thành, thu hoạch và sau đó nhấn chìm xuống đại dương sâu, nơi mà khí carbon dioxide đang lưu tồn trong hàng trăm đến hàng ngàn năm.

Họ phát hiện ra rằng chỉ cần nuôi cấy tảo trong 0,001% diện tích mặt nước đang trồng rong biển trên toàn thế giới và sau đó cấy nó xuống biển thì có thể bù đắp toàn bộ lượng khí thải carbon của ngành nuôi trồng thủy sản toàn cầu. Tổng cộng, có 18,5 triệu dặm vuông của đại dương thích hợp cho việc trồng rong biển, nghiên cứu kết luận.

Làm thế nào để thực thi?

Tuy nhiên, Froehlich lưu ý, đây mới chỉ là nghiên cứu và thực tế chưa triển khai việc nuôi trồng rong biển dưới đáy đại dương. Nhà khoa học hy vọng bài báo này sẽ thúc đẩy các kỹ sư và nhà kinh tế đối thoại với nhau để thực thi ý tưởng.

Ông Carlos Duarte, một nhà khoa học rong biển hàng đầu tại Trung tâm nghiên cứu Biển Đỏ ở Ả Rập Xê út, đã tham dự một buổi thuyết trình về những phát hiện của nghiên cứu này vào tháng 4.

Nghiên cứu mới bổ sung vào các nghiên cứu trước đây để ước tính toàn cầu và chỉ ra việc nuôi trồng rong biển là một con đường chính để giảm thiểu biến đổi khí hậu. Tuy nhiên, ông không đồng tình với việc nhấn chìm rong biển.

Rong biển là một vật liệu rất có giá trị và có nhiều cách sử dụng vật liệu này tốt hơn, đồng thời góp phần giảm thiểu biến đổi khí hậu, hơn là nhấn chìm nó dưới biển sâu, ông nói.

Froelhich và các nhà sinh thái biển khác cho rằng nuôi trồng rong biển để thu hút carbon sẽ giải quyết nhiều loại bệnh môi trường kể cả trong đại dương và trên đất liền.

Ngoài tiềm năng để chống lại quá trình axit hóa và khử oxy, hấp thụ các chất dinh dưỡng dư thừa và cung cấp môi trường sống cho sinh vật biển ở ít nhất 77 quốc gia, rong biển có thể được chế biến thành nhiên liệu sinh học. Và nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc, bổ sung rong biển vào thức ăn chăn nuôi có thể làm giảm tới 70% lượng khí thải metal từ đàn bò và các vật nuôi chăn thả khác, khi đó là một nguồn khí gây nên hiệu ứng nhà kính toàn cầu. Rong biển cũng có thể được sử dụng như một chất bổ sung đất cho nông nghiệp, thay thế phân bón dựa trên dầu mỏ.

Chuyên gia Scotty Schmidt, Giám đốc điều hành của Công ty Primary Ocean ở Los Angeles đang thực hiện dự án tài trợ phát triển công nghệ để triển khai các trang trại rong biển quy mô lớn của Chính phủ Mỹ. Ông phân tích: “Theo tính toán, rong biển có thể là một công cụ rất hiệu quả để chống lại biến đổi khí hậu, nhưng nó phải được xác nhận bởi thị trường”.

“Nuôi trồng rong biển chỉ để cô lập carbon không phải là một cách kinh doanh khả thi tại thời điểm này vì hầu như không có thị trường carbon nào sẵn sàng chấp nhận tín dụng bù đắp cho nuôi trồng rong biển”, ông nói.

Ông Schmidt cho biết, chiến lược của Primary Ocean là khai thác nguyên liệu từ rong biển bán để sử dụng trong nông nghiệp. Nếu có thể thu được lợi nhuận từ các khoản tín dụng bán hàng và carbon đó, thì công ty có thể xử lý chất thải từ rong biển.

Việc bắt buộc các quầy tín dụng carbon quốc tế chấp nhận rong biển như một nguồn giảm khí thải nhà kính hợp pháp là một trong những thách thức lớn hơn.

Khoa học và nhu cầu đã có sẵn. Nút thắt cổ chai là ở chỗ chất xúc tác làm cho sản xuất đáp ứng nhu cầu, ông Duarte nói. Đặc biệt, các giao thức tín dụng carbon cần được sử dụng để yêu cầu tín dụng carbon từ nuôi trồng rong biển và các điều kiện ưu đãi và giấy phép cho nuôi trồng rong biển cần đưa vào quy định pháp luật.

Mặc dù có đường bờ biển dài phù hợp cho trồng rong biển, Mỹ gần như không có hoạt động nuôi trồng thủy sản ngoài khơi. Trung Quốc và các quốc gia châu Á khác sản xuất hầu hết các loại rong biển được nuôi trồng trên thế giới dự kiến sẽ dẫn đầu trong việc thực thi biến các loài tảo thành một nguồn carbon xanh.

Cập nhật: 18/10/2019 Theo Nhân Dân
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video