Brazil đã mất hơn nửa triệu km2 rừng trong hai thập kỷ qua. Việc mở rộng nông nghiệp để sản xuất thịt bò và đậu nành cùng với việc tăng trưởng khai thác và cơ sở hạ tầng là những nguyên nhân chính dẫn đến nạn phá rừng quy mô lớn. Điều này cũng gây ra các vụ cháy định kỳ ở rừng nhiệt đới Amazon, khiến nhiều nơi trên thế giới phải lo lắng.
Sau đây là top 15 quốc gia phá rừng nhiều nhất:
- Brazil giảm 517,464 km2 rừng, tương đương giảm 9%
- Cộng hòa dân chủ Congo giảm 181,721 km2 rừng, tương đương giảm 13%
- Angola giảm 111,012 km2 rừng, tương đương giảm 14%
- Sudan giảm 106,213 km2 rừng, tương đương giảm 37%
- Indonesia giảm 95,903 km2 rừng, tương đương giảm 9%
- Tanzania giảm 80,220 km2 rừng, tương đương giảm 15%
- Paraguay giảm 68,266 km2 rừng, tương đương giảm 30%
- Myanmar giảm 62,712 km2 rừng, tương đương giảm 18%
- Argentina giảm 45,979 km2 rừng, tương đương giảm 14%
- Mozambique giảm 44,688 km2 rừng, tương đương giảm 11%
- Bolivia giảm 42,791 km2 rừng, tương đương giảm 8%
- Colombia giảm 36,001 km2 rừng, tương đương giảm 6%
- Nigeria giảm 32,661 km2 rừng, tương đương giảm 13%
- Peru giảm 30,155 rừng, tương đương giảm 4%
- Campuchia giảm 28,491 km2 rừng, tương đương giảm 26%
Trồng rừng là một công việc khó khăn và tốn kém, phải đối mặt với nhiều trở ngại liên quan đến môi trường như thời tiết, sâu bệnh và thiên tai. Tuy nhiên, một số quốc gia đã ưu tiên trồng lại những khu rừng đã mất, đặc biệt là trong hai thập kỷ qua khi phong trào biến đổi khí hậu ngày càng phát triển. Sau đây là Top 15 quốc gia trồng rừng nhiều nhất:
- Trung Quốc tăng 424,962 km2 rừng, tương đương tăng 24%
- Mỹ tăng 57,406 km2 rừng, tương đương tăng 2%
- Nga tăng 54,564 km2 rừng, tương đương tăng 1%
- Ấn Độ tăng 46,449 km2 rừng, tương đương tăng 7%
- Việt Nam tăng 27,745 km2 rừng, tương đương tăng 23%
- Chile tăng 24,257 km2 rừng, tương đương tăng 15%
- Úc tăng 24,178 km2 rừng, tương đương tăng 2%
- Thổ Nhĩ Kỳ tăng 21,345 km2 rừng, tương đương tăng 11%
- Pháp tăng 19,353 km2 rừng, tương đương tăng 13%
- Tâp Ban Nha tăng 13,374 km2 rừng, tương đương tăng 8%
- Iran tăng 13,033 km2 rừng, tương đương tăng 14%
- Italy tăng 11,848 km2 rừng, tương đương tăng 14%
- Cuba tăng 7,573 km2 rừng, tương đương tăng 30%
- Thái Lan tăng 7,315 km2 rừng, tương đương tăng 4%
- Uzbekistan tăng 7,152 km2 rừng, tương đương tăng 24%
Bất chấp những nỗ lực tái trồng rừng toàn cầu, thế giới vẫn mất gần một triệu km2 rừng trong giai đoạn từ năm 2001 - 2021.