Trong vũ trụ có một loại "cỗ máy thời gian", uốn cong được cả không gian và thời gian

Theo SciTech Daily, một nhóm các nhà khoa học do Tiến sĩ Benjamin Thomas từ Đại học Texas ở Austin (Mỹ) dẫn đầu, đã sử dụng dữ liệu từ Kính viễn vọng Hobby-Eberly (HET) tại Đài quan sát McDonald để giải đáp bí ẩn gây tranh cãi nhiều năm về các siêu tân tinh.

Khi một ngôi sao phát nổ được phát hiện, các nhà khoa học sẽ thấy cách mà ánh sáng của nó thay đổi theo thời gian. Lần lượt từng giai đoạn, bắt đầu từ chập chờn, sáng dần lên sau đó đạt cực đại, rồi bắt đầu mờ dần đi. Bằng cách ghi nhận thời gian trên đồ thị ánh sáng, họ có thể suy ra các đặc điểm vật lý của hệ thống.

Một siêu tân tinh (một ngôi sao phát nổ) vốn dĩ là một khoảnh khắc bùng nổ đột ngột. Đáng lẽ các nhà nghiên cứu phải trông thấy khoảnh khắc phát sáng cực đại ngay thời điểm bùng nổ. Nhưng thay vào đó, ánh sáng phát ra trong vụ nổ lại thấp thoáng như một bóng ma.

Trong một bài báo được xuất bản trên Tạp chí Vật lý Thiên văn, nhóm nghiên cứu đã chứng minh "bóng ma ánh sáng" trước vụ nổ thực sự là một hiện tượng vượt không-thời gian.


Một siêu tân tinh (Supernova) trong vũ trụ.

Tiến sĩ Thomas cho biết nhóm của mình từ lâu đã quan sát ánh sáng phát ra từ siêu tân tinh. Ở thời điểm diễn ra vụ nổ, không gian và thời gian xung quanh siêu tân tinh bị bẻ cong khiến xảy ra hiện tượng "bóng ma ánh sáng" chập chờn thay vì đáng lẽ phải trông thấy ánh sáng chói lòa cực đại ngay lập tức.

2014C một lần nữa giúp chứng minh việc siêu tân tinh có đủ sức mạnh để "bẻ cong" không gian và thời gian, khiến mọi người nhìn thấy những hình ảnh như thể được gửi qua một cỗ máy thời gian. Rõ ràng, loại ánh sáng do vật chất phát ra từ siêu tân tinh rất mạnh nên nó đã tạo ra bước nhảy tới Trái đất nhanh hơn ánh sáng bình thường.

Không phải siêu tân tinh nào cũng đủ khả năng để tạo ra hiện tượng tác động tới không-thời gian. Các siêu tân tinh mạnh mẽ như 2014C được phân vào loại IB, chứa rất nhiều hydro, từng được gọi là vật chất "uốn cong ánh sáng" hoạt động kỳ lạ hơn nhiều so với các vật chất khác.

Cập nhật: 10/05/2022 Theo Trí Thức Trẻ
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video