Trực giác có thể tăng cường độ chính xác của việc ra quyết định

Trực giác có thể giúp mọi người đưa ra các quyết định một cách nhanh chóng, chính xác và tự tin hơn, theo môt nghiên cứu của các nhà nghiên cứu từ Đại học New South Wales (Úc), được công bố trên tạp chí Khoa học Tâm thần (Psychological Science) vào tháng 5 vừa qua.

Các nhà nghiên cứu định nghĩa trực giác xảy ra khi, "các cảm xúc vô thức... làm thiên lệch hành vi phi cảm tính tương ứng". Trong quá trình đưa ra các quyết định thực tiễn, một cảm giác hay trực giác vô thức sẽ dẫn dắt chúng ta.


Khi đưa ra quyết định, một cảm giác hay trực giác vô thức sẽ dẫn dắt chúng ta.

Để tạo ra một tác nhân kích thích cảm xúc vô thức, các nhà nghiên cứu đã cho nhấp nháy các hình ảnh tiềm thức. Một hình vuông màu đã xuất hiện trong một thời gian ngắn bên cạnh các chấm nhỏ. Đôi lúc đó chỉ là một hình vuông màu. Thỉnh thoảng, một hình ảnh đã nhấp nháy quá nhanh bên trong nó đến nỗi nó không thể được nhận thức một cách rõ ràng. Hình ảnh này nhằm mục đích gợi lên một cảm xúc tích cực hay tiêu cực (Lấy ví dụ, có thể là một em bé hoặc một con rắn).

Khi được cho xem các hình ảnh mang tính tích cực, họ đã thực hiện tốt hơn trong các quyết định phi cảm tính. Không chỉ họ cảm thấy tốt hơn về quyết định của mình, mà quyết định được họ đưa ra cũng chính xác hơn.


Thông tin cảm tính vô thức có thể gia tăng mức độ chính xác và sự tự tin trong nhiệm vụ ra quyết định phi cảm tính tương ứng.

Nghiên cứu này cho hay: "Tuy rằng hầu hết mọi người đều đồng tình rằng có một hiện tượng gọi là trực giác, bao gồm các quá trình vô thức, nhanh chóng, và đầy cảm tính, nhưng không có nhiều bằng chứng thuyết phục ủng hộ quan điểm này. Ở kĩ thuật này, các thông tin cảm tính tiềm thức được đưa ra cho các đối tượng thí nghiệm trong quá trình họ đưa ra các quyết định cảm quan hoàn toàn có ý thức.

Các dữ liệu hành vi và tâm sinh lý của chúng ta ... cho thấy rằng thông tin cảm tính vô thức có thể gia tăng mức độ chính xác và sự tự tin trong nhiệm vụ ra quyết định phi cảm tính tương ứng, đồng thời cũng làm tăng tốc thời gian phản hồi".

Tham khảo: theepochtimes

Cập nhật: 30/07/2016 Theo daikynguyen
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video