Trung-Nhật-Mỹ sẽ chứng kiến nhật thực hình khuyên

Vào lúc Mặt Trời mọc tại một số vùng của Trung Quốc, Nhật Bản và vào lúc Mặt Trời lặn tại phía Tây Mỹ, người dân ở những nơi này có thể chứng kiến hiện thực nhật thực hình khuyên, kéo dài từ ngày 20-21/5.

>>> Sắp được xem “vòng lửa” bao quanh Mặt trời

Tùy thuộc vào việc người ta đứng ở đâu trong đường đi của Mặt Trời, một số có thể thấy Mặt Trời bị Mặt Trăng che lấp gần hết, chỉ còn lại vành đai sáng rực bao lấy bên ngoài. Số khác sẽ thấy Mặt Trời có hình lưỡi liềm do chỉ bị Mặt Trăng che lấp bớt một phần. Hiện tượng này sẽ kéo dài từ 4-5 phút.

Theo Fred Espenak, một chuyên gia lâu năm về nhật thực đã cộng tác với Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA), đây sẽ là lần đầu tiên trong 18 năm qua, hiện tượng nhật thực có thể trông thấy rõ từ Mỹ.

"Điều bất thường về hiện tượng nhật thực lần này là nó đi qua phía Tây Mỹ" - ông nói - "Người ta luôn nghĩ nhật thực là hiện tượng đặc biệt hiếm, thực tế nó mỗi năm đều có 2 lần nhật thực. Nhưng mỗi năm, hiện tượng nhật thực hình khuyên chỉ có thể được trông thấy ở một phần nhỏ trên bề mặt Trái Đất".


Nhật thực hình khuyên

Đường đi của hiện tượng nhật thực hình khuyên sẽ trải rộng trên một khu vực có chiều rộng từ 240-300km, băng qua Đông Á, Bắc Thái Bình Dương và Tây Mỹ. Hiện tượng nhật thực sẽ bắt đầu vào lúc mặt trời mọc ở Nam Trung Quốc vào lúc 22 giờ 06 phút giờ GMT ngày Chủ Nhật, tức vào sớm thứ Hai giờ địa phương, và sẽ nhanh chóng di chuyển sang hướng đông tới bờ biển phía Nam Nhật Bản.

Theo NASA, với hơn 10 triệu người dân sống trong khu vực đô thị, giai đoạn nhật thực hình khuyên sẽ kéo dài 5 phút, bắt đầu từ 22 giờ 32 GMT. Tiếp đó, bóng tối sẽ bắt đầu hành trình dài 7.000km vượt biển Thái Bình Dương, kéo dài chừng 2 tiếng đồng hồ, đi ngang qua quần đảo Aleutian của Alaska. Nhật thực tới bờ biển bang Oregon và California vào 1 giờ 23 phút giờ GMT ngày thứ Hai và người ở các bang Nevada, Utah, New Mexico, Arizona cùng Texas sẽ có thể chiêm ngưỡng hiện tượng này.

Bờ biển phía Đông Mỹ sẽ không thấy nhật thực, bởi khi đó, Mặt trời đã lặn.

"Khu vực sa mạc Nevada, phía Nam Utah và phía Bắc Arizona có thể là những nơi lý tưởng nhất để chứng kiến nhật thực, nếu những nơi này có điều kiện trời quang và quá trình nhật thực diễn ra ở điểm thấp trên bầu trời, trong một khung cảnh hùng vĩ", Alan MacRobert, tổng biên tập tạp chí Sky & Telescope nói.

Theo dữ liệu mây, Trung Quốc và Nhật Bản sẽ không có may mắn chứng kiến nhật thực, do bầu trời của họ sẽ xám xịt đầy mây.

"Thật không may, đây là mùa mưa và tình hình thời tiết sẽ không được thuận lợi ở Nam Trung Quốc", MacRobert nói với AFP, nhưng vẫn kêu gọi người dân nên theo dõi kỹ thông tin dự báo thời tiết.

Ông cũng nhắc nhở mọi người không nên nhìn thẳng vào Mặt Trời do mắt họ có khả năng bị tổn thương vĩnh viễn. Ngay cả việc đeo kính râm cũng chưa đủ để bảo vệ đôi mắt khỏi tia sáng Mặt Trời. Thay vì thế, các chuyên gia nói rằng mọi người nên sắm các kính học ánh sáng Mặt Trời chuyên dụng để bảo vệ "cửa sổ tâm hồn" của họ.

Ngoài ra, Espenak còn gợi ý người ta dùng ống nhòm để ngắm hiện tượng nhật thực, bằng cách để phần đầu ống nhòm chĩa vào một mảnh giấy cáctông màu trắng và phần đuôi quay về hướng Mặt Trời.

"Điều quan trọng là đừng ai nhìn Mặt Trời thông qua ống nhòm. Với cách thức trên, ta sẽ thấy hình ảnh Mặt Trời được phóng đại trên tấm giấy carton và quá trình nhật thực đang diễn ra", ông nói.

Các chuyên gia nói rằng lần tiếp theo Trái Đất sẽ có cơ hội chứng kiến nhật thực toàn phần, vốn thú vị hơn nhiều nhật thực một phần hay nhật thực hình khuyên, và hiện tượng này sẽ xảy ra vào ngày 21/8/2017.

Theo Vietnam+
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video