Trung Quốc cắm cờ trên vùng tối Mặt trăng

Trung Quốc là quốc gia đầu tiên trên thế giới cắm cờ lên Vùng tối Mặt trăng, đồng thời đưa mẫu vật ở đây về Trái đất.

Tàu thăm dò Thường Nga-6 không người lái của Trung Quốc đang trên đường trở về Trái đất mang theo những mẫu vật đầu tiên từ phía xa của Mặt trăng. Đây là một thành tựu lớn đối với chương trình không gian của Bắc Kinh.


Tàu thăm dò Thường Nga - 6 cắm cờ Trung Quốc trên vùng tối Mặt trăng. (Ảnh: CNSA/EPA)

Tàu thăm dò đã hạ cánh trên bề mặt Mặt trăng vào Chủ nhật, bên trong một trong những miệng núi lửa lâu đời nhất trên vệ tinh của Trái đất. Đó được gọi là lưu vực Nam Cực-Aitken (SPA). Sau đó, nó dành hai ngày để thu thập các mẫu đất và đá bằng máy khoan và cánh tay robot của nó.

Cơ quan Vũ trụ Quốc gia Trung Quốc (CNSA) cho biết sau khi thu thập thành công các mẫu của mình, “một lá cờ quốc gia Trung Quốc do tàu đổ bộ mang theo đã được treo lần đầu tiên ở phía xa của Mặt trăng” .

CNSA đã xác nhận tàu thăm dò đang trên hành trình quay trở lại, với mô-đun bay lên của nó đã “được nhấc lên khỏi bề mặt Mặt trăng” và đi vào quỹ đạo định sẵn xung quanh Mặt trăng.


Hình ảnh bề mặt Mặt trăng được chụp bởi camera toàn cảnh trên tàu vũ trụ Thường Nga - 6. (Ảnh: AP).

Sự phát triển này đã được cộng đồng khoa học hoan nghênh.

Giáo sư Martin Barstow của Đại học Leicester cho biết: “Đây là một thành tựu rất quan trọng”.

“Chỉ có Mỹ và Nga thu hồi được các mẫu từ Mặt trăng, hạ cánh rồi lại cất cánh. Nó thể hiện năng lực ấn tượng trong chương trình không gian của Trung Quốc. Việc cất cánh từ Mặt trăng là một thành tựu kỹ thuật nhưng thậm chí còn khó khăn hơn khi được thực hiện ở phía xa của nó”.

Phía xa của Mặt trăng, còn được gọi là Vùng tối Mặt trăng vì nó không thể nhìn thấy được từ Trái đất – được cho là mang lại những cơ hội mới cho nghiên cứu.

Các chuyên gia cho biết các mẫu do tàu thăm dò mang về có thể cung cấp những hiểu biết chưa từng có về sự hình thành và tiến hóa của Mặt trăng và hệ Mặt Trời, trả lời các câu hỏi về lý do tại sao các mặt gần và xa của Mặt trăng lại khác nhau như vậy và cung cấp manh mối về cách Trái đất hình thành cũng như để duy trì sự sống.


Sự kết hợp giữa tàu đổ bộ và máy bay lên của tàu thăm dò Thường Nga-6 đậu trên bề mặt Mặt trăng. Bức ảnh được chụp bởi một chiếc xe tự hành mini sau khi nó hạ cánh. (Ảnh: CNSA/Tân Hoa Xã/AP).

“Tôi không biết liệu họ có kế hoạch chia sẻ mẫu bên ngoài Trung Quốc hay không, nhưng tôi hy vọng họ có và chúng tôi ở Anh sẽ có cơ hội làm việc về những mẫu này. Điều này sẽ rất phù hợp với kế hoạch của chúng tôi về việc lấy mẫu từ sao Hỏa" - Giáo sư Barstow nói.

Ông Barstow cho rằng vẫn còn giai đoạn căng thẳng trước khi thực sự thành công. Đó là cần phải lắp phương tiện đi lên Mặt trăng với tàu quỹ đạo Mặt trăng, sau đó đẩy con tàu trở về Trái đất. Dẫu vậy, quá trình hiện tại cũng đã rất thành công.

Các nhà khoa học Trung Quốc dự kiến con tàu quay trở lại Trái đất sẽ hạ cánh ở sa mạc khu vực Nội Mông của Trung Quốc vào khoảng ngày 25 tháng 6.

Cập nhật: 05/06/2024 GDTĐ
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video