Trung Quốc chế cánh tay robot để tăng tốc chương trình không gian

Cánh tay robot mới do Trung Quốc chế tạo được trang bị các cảm biến tinh vi cùng động cơ mới cho phép hoạt động chính xác và êm như tay người, giúp tăng tốc độ chế tạo vệ tinh.

Các nhà khoa học Trung Quốc đang phát triển cánh tay robot mới có thể giúp đẩy nhanh tiến bộ trong không gian. Cánh tay mới hoạt động trơn tru bên cạnh con người đến nỗi các nhà khoa học đặt tên cho chuyển động của cánh tay là “không trong lực”, South China Morning Post cho biết.

Cánh tay mới sử dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) với các cảm biến tiên tiến giúp robot, về cơ bản là cánh tay máy khổng lồ để nắm và nâng các vật nặng, theo các nhà khoa học của Tập đoàn Khoa học và Công nghệ Hàng không Vũ trụ Trung Quốc, nhà thầu chính cho chương trình không gian của Trung Quốc.

Các cảm biến mới cho phép cánh tay robot hợp tác với các kỹ thuật viên để thực hiện nhiệm vụ với thời gian ngắn hơn so với trước đây. Điều này mang lại một lợi thế đặc biệt trong nỗ lực không gian của Trung Quốc.

Hu Ruiqin và các đồng nghiệp bắt đầu làm việc tại Viện Kỹ thuật Môi trường tàu vũ trụ Bắc Kinh khoảng 10 năm trước, khi đó việc sản xuất một vệ tinh là công việc cần rất nhiều nhân công.


Một số mẫu robot hình nữa người do Trung Quốc chế tạo trưng bày tại một cuộc triển lãm. (Ảnh: Tân Hoa Xã).

Các kỹ thuật viên phải nâng và lắp các bộ phận bằng tay, hoặc với sự trợ giúp của cần cẩu có nguy cơ làm hỏng các bộ phận, hoặc gây ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm.

Để khắc phục vấn đề này, các nhà nghiên cứu đã lắp các cảm biến hình ảnh và cơ học tinh vi lên cánh tay robot. Họ cũng nâng cấp động cơ để đạt được chuyển động nhẹ nhàng, trơn tru hơn khi nâng các vật nặng. Họ còn trang bị cho robot bộ não với công nghệ AI.

Các nhà nghiên cứu đang hướng đến tạo ra công nghệ robot có thể cảm nhận được môi trường xung quanh, phản ứng và tương tác với con người. Thông thường các cánh tay robot trong nhà máy công nghiệp chỉ làm một nhiệm vụ nhất định lặp đi lặp lại ở vị trí cố định.

Theo các nhà khoa học thực hiện dự án, đối với nhiệm vụ chế tạo vệ tinh, các robot phải đảm nhận nhiều nhiệm vụ và cần kết hợp với con người để nâng cao quá trình tự động hóa.

Nhóm nghiên cứu cho biết việc sử dụng robot mới giúp đẩy nhanh tiến độ chế tạo vệ tinh cho hệ thống định vị toàn cầu Bắc Đẩu. Nó đã vượt qua GPS để trở thành hệ thống định vị vệ tinh lớn nhất thế giới.

Trong khi đó, tiến sĩ Liu Li, nhà nghiên cứu tại Đại học Thanh Hoa, người không tham gia dự án, cho biết thách thức kỹ thuật là rất lớn.

Phần lớn các nghiên cứu về robot công nghiệp có khả năng tương tác với con người vẫn chỉ dừng lại ở quy mô phòng thí nghiệm, vì sự phức tạp của môi trường làm việc trong thực tế.

Hôm 24/11, Trung Quốc đã thực hiện vụ phóng vệ tinh thứ 27 trong năm nay, nhiều hơn số vụ phóng của Mỹ, châu Âu và Ấn Độ cộng lại.

Cập nhật: 26/11/2019 Theo Zing
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video