Trung Quốc - Mỹ hợp tác nghiên cứu khai thác băng cháy ở biển Đông

Tân Hoa Xã dẫn tin Bộ năng lượng Trung Quốc cho hay, Trung Quốc và Mỹ đang triển khai hợp tác nghiên cứu cách khai thác băng cháy, dự tính vào trước năm 2020 sẽ thực hiện việc khai thác thử băng cháy ở khu vực biển Đông.

Trong khi đó, Cục hải dương quốc gia Trung Quốc cho biết cuối tháng 7/2011 vừa qua Trung Quốc đã mang thiết bị lặn mang tên “Giao Long” đi thử nghiệm và thành công ở độ sâu 5000m tại vùng biển tây Thái Bình Dương, theo kế hoạch đến năm 2012 thiết bị lặn “Giao Long” sẽ lặn thành công ở độ sâu 7000m.


Tàu lặn Giao Long sẽ được thử nghiệm ở khu vực
biển Đông để lấy mẫu “băng cháy”. (Ảnh: Xinhuanet)

Kế hoạch từ tháng 3 đến tháng 5 năm 2012, Trung Quốc sẽ đưa tàu lặn “Giao Long” lần đầu tiên vào làm nhiệm vụ khảo sát thăm dò ở khu vực biển Đông.

Ngân sách dự tính của hạng mục này là 1,5 tỉ NDT, thông qua hạng mục này có thể biết được quá trình diễn biến phức tạp ở những khu vực nước sâu tại biển Đông, từ đó có thể lấy tư liệu thảo luận nghiên cứu có hiệu quả về môi trường biển và quá trình diễn biến của nguồn tài nguyên biển ở những khu vực nước sâu. Tàu lặn “Giao Long” sẽ được áp dụng cho việc khai thác lấy mẫu “Băng cháy” ở khu vực này.

Từ tháng 5/2011, Bộ khoa học – Công nghệ cùng với hiệp hội nghiên cứu phát triển tài nguyên khoáng sản biển Trung Quốc đã đệ trình chính phủ về kế hoạch nghiên cứu “Quá trình diễn biến ở những khu vực nước sâu trên biển Đông” để đưa tàu lặn “Giao Long” vào thực hiện nhiệm vụ ở khu vực biển Đông.

Theo kế hoạch, sau khi tàu lặn “Giao Long” được đưa đến biển Đông, tàu sẽ sử dụng cánh tay robot để lấy các mẫu vật ở độ sâu có áp suất cao và khoan các mũi khoan ngầm ở đáy biển, tiến hành kiểm tra thăm dò môi trường, đánh dấu các địa điểm đã lấy mẫu carbonate, nước, trầm tích, sinh vật, nham thạch.

Băng cháy là một loại hóa chất tổng hợp ở thể rắn do khí đốt thiên nhiên và nước kết hợp tạo thành, là nguồn năng lượng sạch với lớp băng đông cứng ở dưới đáy biển, mới được phát hiện khoảng thời gian gần 20 năm nay, nó có thể là nguồn năng lượng thay thế các nguồn năng lượng truyền thống khác như: than đá, dầu mỏ.

Theo Đất Việt
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video