Trung Quốc sẽ sớm cho phép các nhà nghiên cứu quốc tế tiếp cận mẫu vật Mặt trăng

Các mẫu vật Mặt trăng được sứ mệnh “Hằng Nga-6” của Trung Quốc mang về vào cuối tháng 6, sẽ sớm cho phép các nhà nghiên cứu quốc tế tiếp cận rộng rãi để tìm hiểu.

Trước đó, tàu vũ trụ “Hằng Nga-6” đã chuyển giao 1.935,3 gam mẫu vật Mặt trăng từ mặt cắt xa của Mặt trăng vào ngày 25/06 vừa qua. Đây cũng là lần đầu tiên con người có thể thu thập được vật liệu từ khu vực chưa được khám phá này, khiến nhiều nhà khoa học kỳ vọng có thể mở rộng hiểu biết về Mặt trăng thông qua các mẫu vật độc đáo.


Các nhà khoa học trên thế giới đều mong muốn có được những mẫu vật “độc nhất vô nhị” này. (Ảnh minh họa: CCTV).

Các mẫu vật Mặt trăng trên sẽ được phân phối cho các nhà nghiên cứu thông qua một Hệ thống ứng dụng mở. Các nhà nghiên cứu quốc tế có thể truy cập Hệ thống dữ liệu khoa học và phát hành mẫu vật về thám hiểm Mặt trăng và Không gian sâu trên trang web “Thám hiểm Mặt trăng và Thám hiểm Không gian sâu” của Trung Quốc (www.clep.org.cn) để tìm thông tin chi tiết và nộp đơn xin tiếp cận các mẫu vật.

Ông Lý Xuân Lai (Li Chunlai), Phó Giám đốc thiết kế của Sứ mệnh Hằng Nga-6 cho biết thêm: “Chúng tôi chỉ nghiên cứu mặt gần của Mặt trăng, nhưng vẫn còn một nửa mà chúng ta biết rất ít về nó. Nó khác với mặt cắt gần của Mặt trăng như thế nào? Tại sao lại khác? Cho đến nay, chúng tôi đã hoàn thành các bước đầu tiên là mở niêm phong, phân loại và xử lý các mẫu, cùng với việc tiến hành phân tích sơ bộ. Vào khoảng cuối năm, chúng tôi sẽ phân phối các mẫu cho các nhà khoa học trong nước để nghiên cứu chuyên sâu”.

Theo Phó giám đốc thiết kế của Sứ mệnh Hằng Nga-6 , các nhà khoa học trên toàn thế giới đang rất mong muốn có được những mẫu “độc nhất vô nhị” này. Mặc dù con người trước đó đã thu thập được 10 bộ mẫu từ mặt gần của Mặt trăng, nhưng đây là mẫu duy nhất từ ​​mặt xa, khiến nó trở nên đặc biệt có giá trị để thúc đẩy các nghiên cứu về Mặt trăng.

“Cho đến nay, cổng thông tin tiếp nhận các đơn xin cấp mẫu quốc tế từ sứ mệnh Hằng Nga-6 đã đóng lại. Đối với các mẫu vật thu được, sẽ phải mất một thời gian nữa chúng mới có thể được tiếp cận để nghiên cứu toàn cầu. Theo thông lệ, các nhà khoa học Trung Quốc của chúng tôi phải nghiên cứu các mẫu trong một thời gian trước khi các đơn xin cấp nghiên cứu như vậy được mở cho các nhà nghiên cứu quốc tế”, ông Lý Xuân Lai cho biết thêm.

Tàu thăm dò Hằng Nga-6 được phóng từ Bãi phóng tàu vũ trụ Văn Xương ở tỉnh Hải Nam, miền nam Trung Quốc vào ngày 3 tháng 5 năm 2024. Nó đã hạ cánh xuống phía xa của Mặt trăng vào ngày 2 tháng 6. Trong thời gian lưu trú 2 ngày, các phi hành gia đã cố gắng thu thập gần 2 kg mẫu vật vật liệu từ Mặt trăng. Vào ngày 25/6, tàu Hằng Nga-6 khi trở về đã mang theo các mẫu vật về và hạ cánh ở miền bắc Trung Quốc.

Cập nhật: 26/09/2024 VOV
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video