Trung Quốc tạo nam châm mạnh gấp 200.000 lần từ trường trái đất

Nam châm siêu dẫn có thể giúp tạo ra những những thiết bị y tế đủ chính xác để chụp dây thần kinh.

Các nhà khoa tại Phòng thí nghiệm từ trường cao thuộc Viện khoa học Trung Quốc ở thành phố Hợp Phì, đã phát triển nam châm siêu dẫn có khả năng tạo ra từ trường lên tới 10 Tesla, mạnh gấp 200.000 từ trường của trái đất.

Nó có đường kính bên trong rộng 92cm. Trong khi đó, nam châm siêu dẫn được đặt tại Phòng thí nghiệm từ trường cao quốc gia Mỹ ở bang Florida có đường kính bên trong chỉ 2,5cm và tạo ra từ trường 3 Tesla. Rất khó để tạo ra và duy trì từ trường cao và ổn định trong những không gian lớn.


Thiết bị nam châm siêu dẫn tại Phòng thí nghiệm từ trường cao thuộc Viện khoa học Trung Quốc ở thành phố Hợp Phì.

"Chúng tôi đã bắt kịp Mỹ và các quốc gia phát triển khác trong xây dựng những nam châm hiện đại nhất thế giới", giáo sư Gao Bingjun của Trung Quốc cho biết. "Chúng tôi hy vọng sẽ vượt qua họ trong vài năm tới".

Kỷ lục từ trường liên tục mạnh nhất thế giới hiện nay là 45 Tesla, được tạo ra tại bang Florida ở Mỹ. Nhưng ông Gao cho rằng kỷ lục này sẽ sớm bị vượt qua vì mục tiêu của họ là tạo ra từ trường mạnh tới 60 Tesla.

Nam châm siêu dẫn đóng vai trò quan trọng trong nghiên cứu khoa học. Các nhà nghiên cứu đã phát hiện những đặc tính vật lý chưa biết đến bằng cách kiểm tra vật liệu trong từ trường cao, từ đó tạo ra nhiều ứng dụng như thu nhỏ thiết bị điện tử.

Từ trường mạnh cũng sẽ giúp các nhà vật lý học có công cụ mạnh hơn để tìm ra vật liệu phù hợp cho máy tính lượng tử hay vật liệu siêu dẫn ở nhiệt độ cao, cho phép tàu có thể vượt tốc độ âm thanh.


Giáo sư Gao Bingjun.

Một ứng dụng quan trọng nữa của từ trường là thiết bị chụp MRI trong các bệnh viện. Những máy MRI công suất 10 Tesla không gây hại cho cơ thể và có thể tạo ra hình ảnh rõ nét của một vùng nhỏ bằng 1/10 mm, đủ để các nhà khoa học kiểm tra các hoạt động của dây thần kinh hay tim mạch.

Vấn đề của các nhà khoa học Trung Quốc hiện nay là nam châm siêu dẫn do họ tạo ra không duy trì được từ trường liên tục và mất năng lượng nhanh chóng.

Cập nhật: 14/11/2016 Theo Dân Việt
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video