Mục đích của nghiên cứu là để xác định xem có thể sử dụng các loài cây này để tạo ra nguồn thực phẩm tự nhiên trong tương lai, và có thể giúp cho việc sống tại trạm vũ trụ hay không.
Trung Quốc đã phóng tàu vũ trụ có người lái Thần Châu-14 vào ngày 5/6/2022, để kết nối với tổ hợp trạm vũ trụ của nước này. Tiếp đó, tàu Thần Châu-15 được phóng lên vào ngày 29/11/2022.
Trong số hạt giống đưa lên vũ trụ, có những loại lương thực chính như gạo, lúa mỳ và khoai tây...
Hai tàu vũ trụ này đã đưa hơn 1.300 hạt giống cây trồng và các chủng vi sinh vật từ 112 đối tác, bao gồm các trường đại học, viện nghiên cứu và trạm nhân giống của Trung Quốc, vào không gian để tiến hành thí nghiệm nhân giống trên trạm vũ trụ.
Trong số các loại hạt giống nói trên, có những loại lương thực chính như gạo, lúa mỳ và khoai tây, các loại trái cây và rau phổ biến, cỏ làm thức ăn gia súc và các thảo dược được sử dụng trong y học cổ truyền Trung Quốc.
Ngoài ra, nhiều loại vi khuẩn có lợi cho sức khoẻ cũng có tên trong danh sách thử nghiệm.
Việc nhân giống trong không gian có nghĩa là phơi bày các hạt giống và các chủng vi sinh vật trước bức xạ vũ trụ và vi trọng lực trong một sứ mệnh du hành vũ trụ nhằm biến đổi gen của chúng.
Trung Quốc đã tận dụng tối đa các sứ mệnh du hành liên quan dự án xây dựng Trạm Vũ trụ Thiên Cung của nước này để triển khai các thí nghiệm nhân giống trong không gian. Hàng nghìn hạt giống cây trồng và vi sinh vật cũng đã được phi hành đoàn Thần Châu-12 và Thần Châu-13 mang vào vũ trụ và đưa trở lại Trái đất.
Trong thời gian từ ngày 29/7 - 25/11/2022, các nhà khoa học Trung Quốc cũng đã hoàn tất các thí nghiệm về tăng trưởng vòng đời 120 ngày của cây lúa trên trạm vũ trụ. Đây là lần đầu tiên trên thế giới một thí nghiệm kiểu này được triển khai.
Theo Cơ quan Vũ trụ có người lái của Trung Quốc, nước này sẽ tiếp tục triển khai những công tác thí nghiệm tương tự trên vũ trụ nhằm đảm bảo an ninh lương thực trong nước.