Chuẩn bị đi: Siêu trăng tuyết - Mặt trăng to, đẹp và sáng nhất năm sẽ diễn ra ngay đêm nay

Điểm ý nghĩa hơn nữa là hiện tượng này xảy ra trùng với ngày Rằm tháng Giêng.

Với nhiều người thì Tết đã hết, nhưng với cộng đồng thiên văn thì ngày hôm nay họ sẽ vui như Tết. Bởi lẽ ngay đêm nay, chúng ta sẽ được chào đón siêu trăng thứ 2 của năm 2019, cũng là thời điểm trăng to, tròn và sáng rực rỡ nhất trong năm với cái tên "Trăng tuyết".

Năm 2019 có 3 lần trăng tròn lớn hơn và sáng hơn bình thường, được gọi là siêu trăng. Lần đầu diễn ra vào ngày 21/1/2019 (dương lịch), khi đó siêu trăng diễn ra cùng lúc với nguyệt thực toàn phần, là hiện tượng thiên văn thú vị nhưng hiếm gặp. Đáng tiếc Việt Nam không quan sát được.


Mặt Trăng sẽ đạt cực đại vào lúc 22h53 phút (giờ Việt Nam).

Lần siêu trăng thứ 2 sẽ diễn ra vào tối ngày 19/2, tức đêm rằm tháng Giêng (âm lịch), còn gọi là Tết Nguyên tiêu, một trong những dịp Tết cổ truyền quan trọng ở Việt Nam với nhiều hoạt động văn hóa, tâm linh được tổ chức.

Mặt Trăng sẽ đạt cực đại vào lúc 22h53 phút (giờ Việt Nam), khi đó Mặt Trăng sẽ xuất hiện ở phía đối diện với Mặt Trời và bề mặt của nó sẽ phản xạ tối đa ánh sáng Mặt Trời về phía Trái Đất. Quan sát từ Trái Đất, Mặt Trăng sẽ to hơn và sáng hơn những lần trăng tròn khác. Nếu điều kiện thời tiết thuận lợi, đây là sẽ đêm trăng rằm tháng giêng sáng nhất trong nhiều năm trở lại đây.

Chúng ta sẽ được chứng kiến một siêu trăng khác với cái tên mỹ miều hơn: "Siêu trăng tuyết". Sở dĩ có cái tên này là vì siêu trăng xuất hiện trùng với thời điểm tuyết thường rơi nhiều nhất tại Mỹ.

Trong lần siêu trăng này, Mặt trăng chỉ cách Trái đất 583km - gần hơn siêu trăng sói tháng 1 và tháng 3 sắp tới. Hay nói cách khác, đây sẽ là lần siêu trăng to, tròn và sáng rực rỡ nhất trong năm nay.

Theo dự đoán, siêu trăng Tuyết sẽ lớn hơn bình thường khoảng 14%, và sáng hơn 30%. Dù đây là siêu trăng sáng nhất năm, nhưng bạn cũng sẽ phải thật tinh mắt mới nhận ra sự khác biệt giữa những lần siêu trăng còn lại.

Để việc theo dõi được thuận tiện nhất, bạn cần chọn địa điểm thoáng đãng, ít mây, ít ánh sáng. Nơi đẹp nhất để quan sát có lẽ là ở bờ biển, vì bạn sẽ có cơ hội ngắm siêu Trăng đi lên từ đường chân trời.

Lần siêu trăng thứ 3 sẽ diễn ra vào đêm 19/5. Lần siêu trăng này còn được gọi là trăng xanh vì là lần trăng tròn thứ ba trong số bốn lần trăng tròn trong cùng một mùa. Hiện tượng này khá hiếm gặp, vài năm mới xuất hiện một lần.

Cập nhật: 19/02/2019 Theo Tiền Phong/helino
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video