Trung Quốc tìm thấy tảng đá mang nguồn gốc của sự sống

Theo tờ South China Morning Post, một nhóm nghiên cứu Trung Quốc đã tìm thấy một tảng đá ở vùng biển sâu có chứa một số hợp chất hữu cơ, có thể làm sáng tỏ nguồn gốc sự sống các sinh vật trên Trái đất.

Nhóm nghiên cứu được Giáo sư Peng Xiaotong thuộc Viện Khoa học và Kỹ thuật Biển sâu Trung Quốc dẫn đầu. Theo nhóm nghiên cứu này, tảng đá có thể chứa nguồn gốc sự sống được tìm thấy ở độ sâu 6.400m tại Thái Bình Dương.

Nhóm nghiên cứu đã tiến hành phân tích các hợp chất chất béo, giàu carbon có trong tảng đá nhằm tìm kiếm những dạng sống có thể có hoặc một dấu hiệu về nguồn dầu dự trữ tại khu vực này. Tuy nhiên, điều đáng ngạc nhiên là họ không hề tìm thấy được dấu vết của bất kỳ loài vi khuẩn nào.

Sau khi xem xét qua tất cả các khả năng, nhóm nghiên đưa ra kết luận rằng các hợp chất hữu cơ trên tảng đá có thể được tạo ra bởi chính tảng đá đó.


Mẫu đá họ Serpentinite. (Ảnh: SANDATLAS).

Trước đó, đã có những thí nghiệm chứng minh sự sống có thể bắt nguồn từ các chất vô cơ. Nổi tiếng nhất là thí nghiệm của ông Stanley Miller, nghiên cứu sinh tại Đại học Chicago (Mỹ) vào năm 1953. Tại thời điểm đó, đa số các học giả đều cho rằng các vật liệu liên quan đến sự sống chỉ có thể là sản phẩm của các hoạt động sống khác.

Ông Miller đã phản bác lại ý kiến này trong thí nghiệm Urey-Miller kinh điển vào năm 1953. Ông đã mô phỏng trạng thái trái đất sơ khai, trộn lẫn metan, amoniac và khí hydro với nước, sau đó để hỗn hợp tiếp xúc nhiệt, điện và tia cực tím.

Một tuần sau đó, ông đã thu được các axit amin và các hợp chất khác chứng minh vật chất hữu cơ có thể xuất hiện từ một môi trường không có sự sống. Phát hiện của nhóm nghiên cứu giáo sư Peng làm củng cố thêm bằng chứng rằng sự sống, các hợp chất hữu cơ có thể bắt nguồn từ các hợp chất vô cơ.

Tảng đá được nhóm nghiên cứu giáo sư Peng phát hiện thuộc họ Serpentinite, một họ đá được hình thành trong quá trình chuyển động của các lớp kiến tạo bề mặt Trái đất.

Tảng đá Serpentinite được phát hiện có cấu trúc khá độc đáo với nhiều lỗ nhỏ trên bề mặt có kích thước chỉ vài nanomet. Các nhà khoa học cho rằng chính cấu tạo độc đáo của nó đã giúp thúc đẩy các phản ứng hóa học giữa các nguyên tử cacbon, oxy và hydro để tạo thành các hợp chất hữu cơ dưới các điều kiện nhất định.

Tảng đá được tàu lặn có người lái Jiaolong phát hiện tại rãnh Yap vào năm 2017. Rãnh Yap là một lối đi được hình thành tự nhiên dưới biển giữa quần đảo Palau và lãnh thổ đảo Guam của Mỹ, nơi có căn cứ quân sự lớn nhất của Mỹ ở khu vực tây Thái Bình Dương.

Cập nhật: 16/11/2020 Theo PLO
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video