Trung Quốc vừa lập kỷ lục thế giới với hệ thống lò tổng hợp hạt nhân của mình

Một bước tiến gần hơn trên quãng đường dài tới giấc mơ "năng lượng vĩnh cửu".

Các nhà khoa học tại Trung Quốc vừa mới công bố rằng họ đã đạt được kỉ lục thế giới trong việc sản xuất năng lượng hợp hạch – tổng hợp hạt nhân - fusion energy. Cụ thể, lò phản ứng vòng xuyến tokamak – thiết bị được tạo ra để thu thập năng lượng từ việc tổng hợp hạt nhân của người Trung Quốc đã duy trì được trạng thái ổn định trong 101,2 giây.

Dấu mốc đáng nhớ này đồng nghĩa với việc Lò Phản ứng vòng xuyến Thử nghiệm Siêu dẫn Tiên tiến EAST, với tên gọi khác là “Mặt Trời nhân tạo”, đã trở thành lò tokamak đầu tiên đạt được tới dấu mốc “hoạt động ổn định trong vòng 100 giây hoặc hơn”. Đó là tuyên bố được đưa ra vào thứ Tư vừa rồi bởi Viện Khoa học Vật lý Huy Châu, trực thuộc Học viện Khoa học Trung Quốc.


Giấc mơ về năng lượng vĩnh cửu đang tới gần.

Năm ngoái, đội ngũ vận hành EAST này cũng đã đạt kỷ lục với mốc thời gian 60 giây.

Thành công lần này của họ sẽ là một thử nghiệm cực kì quan trọng giúp cho dự án Lò phản ứng Thử nghiệm Nhiệt Hạt nhân Quốc tế ITER – một dự án khoa học liên kết giữa rất nhiều quốc gia – bước gần hơn tới thành công. Hiện đã có hơn 30 quốc gia tham gia vào dự án ITER, nhằm xây nên lò phản ứng tokamak lớn nhất thế giới. Nó sẽ là một thiết bị tổng hợp hạt nhân quy mô lớn, không thải khí carbon và đưa công nghệ con người lên một tầm cao mới.

Chúng ta vẫn đang mơ giấc mơ ấy: một Mặt Trời nhân tạo ngay trên Trái Đất, cung cấp năng lượng vĩnh cửu cho con người sinh tồn và nghiên cứu.

Năng lượng hợp hạch - năng lượng tổng hợp - fusion energy là kết quả của việc kết hợp hạt nhân của hai hoặc nhiều hơn các nguyên tử nhẹ với hạt nhân của một nguyên tử nặng hơn. Việc đó sẽ phát ra một lượng năng lượng cực lớn và ví dụ điển hình nhất chính là Mặt Trời của chúng ta, một lò phản ứng tự nhiên tuyệt hảo.

Trong suốt quá trình hợp nhất, các electron của nguyên tử bị tách ra khỏi nhân và qua đó, hình thành nên một đám mây electron và ion cực nóng, được biết tới cái tên plasma.

Cập nhật: 10/07/2017 Theo Trí Thức Trẻ
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video