Trung Quốc vượt lên dẫn đầu thế giới: Tàu làm bằng "vua vật liệu", tự chạy không cần người lái!

Đây được coi là một bước tiến đáng kể trong công nghệ giao thông đô thị thân thiện với môi trường.

Ngày 26/6, Trung Quốc vừa công bố tuyến tàu điện ngầm thương mại đầu tiên trên thế giới được chế tạo bằng vật liệu sợi carbon. Sự kiện này đánh dấu bước tiến đáng kể trong công nghệ giao thông đô thị thân thiện với môi trường.

Được phát triển bởi CRRC Qingdao Tứ Phương và Tàu điện ngầm Thanh Đảo, đoàn tàu CETROVO 1.0 được cho là có thể giảm trọng lượng và mức tiêu thụ năng lượng, mở đường cho một tương lai xanh hơn của tàu điện ngầm.

Ông Liu Jinzhu - Kỹ sư thiết kế cao cấp tại CRRC Qingdao Sifang cho biết: "Nhờ sử dụng "ông vua" của các vật liệu mới, đoàn tàu đã giảm được 11% trọng lượng so với các mẫu xe kim loại truyền thống". Điều đó có nghĩa là thân xe nhẹ hơn, lượng năng lượng tiêu thụ giảm 7%, dẫn đến giảm phát thải carbon hàng năm là 130 tấn. Con số này tương đương với việc trồng khoảng 6.7 ha rừng.


Người dân Thanh Đảo, tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc, trải nghiệm tàu điện ngầm bằng sợi carbon. (Ảnh: ChinaDaily)

Ngoài ra, CETROVO 1.0 còn kết hợp công nghệ kỹ thuật số tiên tiến thông qua nền tảng vận hành thông minh có tên SmartCare. Tàu hoàn toàn tự động, không cần đến người lái. Hệ thống cho phép đoàn tàu tự chẩn đoán và phát hiện các vấn đề tiềm ẩn, đảm bảo hoạt động an toàn và hiệu quả đồng thời giảm thiểu chi phí bảo trì (dự kiến sẽ giảm 22% trong suốt vòng đời của tàu).

Mặc dù có khung nhẹ hơn nhưng kết cấu sợi carbon không ảnh hưởng đến độ bền của tàu. Ông Liu cho biết thêm tàu có khả năng chống va đập cao hơn so với kim loại truyền thống. Sự cải tiến này giúp kéo dài tuổi thọ của tàu. Trọng lượng giảm cũng đồng nghĩa với việc bánh xe và đường ray ít bị mài mòn hơn, giảm thiểu nhu cầu bảo trì.

Ông Lyu Xiaojun - một kỹ sư thiết kế cao cấp khác tại CRRC Qingdao Sifang đã đề cập đến vai trò quan trọng của việc giảm thiểu tiêu thụ năng lượng và khí thải carbon trong ngành đường sắt đô thị của Trung Quốc: "Phương tiện nhẹ là công nghệ then chốt để phát triển các phương tiện đường sắt thân thiện với môi trường và ít carbon". Ông Lyu nhấn mạnh sợi carbon là vật liệu lý tưởng vì nó có trọng lượng nhẹ, độ bền cao cũng như khả năng chống va đập và ăn mòn.


 Tàu được trang bị tốc độ tối đa là 87 dặm/giờ (140 km/giờ). (Ảnh: Xinhua.net).

"Sự ra đời của đoàn tàu mới đánh dấu sự chuyển dịch đáng kể từ vật liệu kim loại sang vật liệu composite sợi carbon, phá vỡ những hạn chế của kết cấu truyền thống và đưa công nghệ tàu điện ngầm của Trung Quốc lên một tầm cao mới". Ông Lyu nhận định: "Sự đổi mới này là rất quan trọng để thúc đẩy quá trình chuyển đổi xanh của giao thông đường sắt đô thị và đạt được mục tiêu kép về carbon của ngành".

Không dừng lại ở đó, tàu được trang bị tốc độ tối đa là 87 dặm/giờ (140 km/giờ), vượt tốc độ trung bình hiện tại là 49,7 dặm/giờ (80 km/giờ) đối với tàu điện ngầm Trung Quốc.

Sự dẫn đầu của Trung Quốc trong đổi mới đường sắt

Theo báo cáo của SCMP, được thành lập vào năm 1900, CRRC Thanh Đảo Tứ Phương đã nổi lên như một trong những nhà sản xuất đầu máy toa xe lâu đời nhất và được đánh giá cao nhất của Trung Quốc.

Là công ty con của nhà sản xuất đầu máy toa xe lớn nhất thế giới, Tập đoàn Xây dựng Đường sắt Trung Quốc, Thanh Đảo Tứ Phương đã liên tục vượt qua các ranh giới của công nghệ đường sắt.

Dấu ấn toàn cầu của công ty đã mở rộng đáng kể vào năm 2014 với hợp đồng đầu tiên tại Hoa Kỳ để cung cấp tàu điện ngầm đến Boston, cho thấy ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc trên thị trường đường sắt quốc tế.

Cập nhật: 28/06/2024 ĐSPL
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video