Tại sao các toa tàu điện ngầm cũ tại New York không còn được sử dụng lại bị ném xuống biển?

Thông thường, mọi người khi nghe về việc ném thứ gì đó đã qua sử dụng xuống biển sẽ nghĩ ngay đến hành vi xả rác và làm ô nhiễm môi trường. Trên thực tế, có hơn 5 nghìn tỷ mảnh nhựa trong đại dương, và hàng nghìn tỷ mảnh khác đang bị mắc kẹt trong băng ở Bắc Cực, trầm tích đại dương hiện đại có thể coi là nghĩa địa của nhựa.


Những toa tàu điện ngầm ở New York được ném xuống biển với mục đích tốt đẹp.

Tại Hoa Kỳ, chính quyền thành phố New York đã ném các đoàn tàu điện ngầm đã qua sử dụng của mình xuống biển, và nhiều người sẽ dễ dàng nghĩ rằng đây là hành vi hủy hoại môi trường biển. Nhưng trên thực tế, họ đã nhầm - hơn 2.500 toa tàu điện ngầm ở New York đã được sử dụng và ném xuống biển với mục đích hoàn toàn tốt đẹp - để tạo ra một rạn san hô dưới nước cho động vật giáp xác và cá ở Đại Tây Dương.

Sau gần sáu thập kỷ phục vụ, Cơ quan Giao thông Đô thị New York đã ngừng hoạt động tất cả các toa tàu điện ngầm R-32 của mình (tàu điện ngầm R-32 được coi là biểu tượng của người dân New York). Tuy nhiên, khi những đoàn tàu này được nghỉ hưu, hành trình của nó đã đưa những đoàn tàu này đến một nơi không ngờ tới.


Hình ảnh các toa tàu được đưa ra biển rồi thả xuống.

Trong khoảng thời gian ba năm, nhiếp ảnh gia Stephen Mallon của Phòng trưng bày Front Room đã chụp được hình ảnh các toa tàu được đưa ra biển rồi thả xuống, ở đó các sinh vật dưới nước bắt đầu "chăm sóc" chúng, biến chúng thành ngôi nhà mới của mình. Những bức ảnh của anh hiện được trưng bày trong một cuộc triển lãm ở New York.

"Tôi đã đọc về việc các toa tàu điện ngầm bị ném xuống Đại Tây Dương, nhưng tôi nghĩ dự án này đã kết thúc", Mallon nói. "Sau đó, vào năm 2007, tôi đang tìm kiếm những ý tưởng mới và thấy những chiếc sà lan được chất đầy những toa tàu điện ngầm đã cũ".


Các toa tàu điện ngầm ngừng hoạt động bằng cách tái sử dụng chúng làm các rạn san hô nhân tạo.

Những toa tàu điện ngầm đã được gửi đến các khu vực ven biển trên khắp Delaware, New Jersey và Georgia. Trong một chương trình đổi mới bắt đầu vào đầu những năm 2000, Cơ quan Giao thông Đô thị (MTA) của thành phố New York đã bắt đầu xử lý các toa tàu điện ngầm ngừng hoạt động bằng cách tái sử dụng chúng làm các rạn san hô nhân tạo. Tuy nhiên, nó không đơn giản như ném những chiếc xe xuống biển. Các toa tàu điện ngầm đã phải trải qua một sự thay đổi đáng kể trước khi chúng bắt đầu cuộc hành trình mới dưới biển.

Đầu tiên, các toa tàu điện ngầm cũ sẽ được loại bỏ một số bộ phận như bánh xe và bất kỳ thứ gì khác có khả năng gây hại cho môi trường biển. Sau đó chúng chỉ còn là những toa tàu rỗng và được làm sạch để loại bỏ tất cả các chất có thể gây ô nhiễm. Quá trình này đảm bảo rằng một khi những toa tàu điện ngàm cũ đi vào đại dương, chúng sẽ hoạt động như những cấu trúc lành tính, không gây hại cho hệ sinh thái biển.


Những toa tàu này sẽ hoạt động như những cấu trúc lành tính, không gây hại cho hệ sinh thái biển.

Điều kỳ diệu sẽ bắt đầu khi những toa tàu điện ngầm chạm đáy đại dương. Gần như ngay lập tức, những sinh vật biển bắt đầu xâm chiếm các cấu trúc thép này. Bề mặt nhẵn của các toa tàu điện ngầm là nơi lý tưởng cho tảo và hàu bám vào và bắt đầu phát triển ở bên ngoài. Điều này tạo thành cơ sở của một chuỗi thức ăn sớm thu hút một loạt các sinh vật biển.

Cá sau đó sẽ tìm nơi trú ẩn và bị thu hút bởi nguồn thức ăn tiềm năng, chúng di chuyển vào toa tàu điện ngầm. Khi cộng đồng các sinh vật bên trong và xung quanh toa tàu điện ngầm phát triển, nó sẽ tạo thành một hệ sinh thái phức tạp, phát triển mạnh - một rạn san hô nhân tạo. Những rạn san hô này làm tăng tính đa dạng sinh học, cung cấp môi trường sống mới cho cá và các sinh vật biển khác. Điều này mang lại lợi ích bổ sung cho ngành đánh bắt cá và những người câu cá giải trí, vì quần thể cá ở những khu vực này có xu hướng tăng lên.

Các địa điểm thả các toa tàu điện ngầm cũ trên thực tế sẽ không được tiết lộ cho công chúng, nhưng theo chính quyền địa phương, những toa tàu điện ngầm này sẽ liên tục được theo dõi và nghiên cứu. Cho đến nay, có vẻ như những toa tàu điện ngầm này đang làm rất tốt trong việc hỗ trợ động vật hoang dã biển.


 Có vẻ như những toa tàu điện ngầm này đang làm rất tốt trong việc hỗ trợ động vật hoang dã biển.

Jeffrey Tinsman, giám đốc chương trình rạn san hô nhân tạo tại Sở Kiểm soát Tài nguyên và Môi trường Delaware cho biết: "Chúng tôi đã theo dõi các toa tàu điện ngầm này và thấy rằng chúng đang hoạt động rất tốt".

"Chúng đã cung cấp hàng nghìn mét vuông bề mặt cứng cho động vật không xương sống sinh sống, một số loài, chẳng hạn như vẹm xanh, không thể sống ở đáy cát tự nhiên. Khi bạn so sánh lượng thức ăn có sẵn trên rạn san hô này với lượng tự nhiên, lượng thức ăn trên mỗi mét vuông tại đây nhiều gấp 400 lần so với đáy cát", Tinsman chia sẻ.

Các loài cá như cá vược đen không phải là loài bơi nhanh, vì vậy chúng cần những cấu trúc như này để cung cấp cả thức ăn và nơi trú ẩn - chúng sẽ không thể bơi nhanh hơn một con cá mập, nhưng thay vào đó chúng có thể chui vào các toa tàu điện ngầm để chạy trốn cá mập.

Các tác phẩm của Stephen Mallon đã được giới thiệu trong một triển lãm tại Phòng trưng bày Kimmel. Ban đầu, những bức ảnh khiến bạn nghĩ rằng chính quyền thành phố New York đang làm điều gì đó tồi tệ đối với môi trường biển nhưng cuối cùng họ đã nhầm, và anh ấy đã làm rất tốt trong việc duy trì sự hồi hộp trong suốt buổi triển lãm.

Ở thời điểm hiện tại, thành phố New York và hầu hết các thành phố khác của Hoa Kỳ đã không cho ngừng sử dụng các toa tàu điện ngầm với số lượng lớn với mục đích cải thiện môi trường sống cho các sinh vật biển.

Cập nhật: 03/06/2023 PNVN
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video