Cùng tìm hiểu dụng cụ kì thú mà người xưa vẫn dùng để làm sạch răng trước khi chiếc bàn chải đánh răng xuất hiện.
Vệ sinh răng miệng đã đi một chặng đường dài trong vài trăm thiên niên kỷ qua. Trong khi hầu hết chúng ta ngày nay đều tự động đánh răng hai lần một ngày thì người cổ đại lại gặp khó khăn hơn nhiều trong việc chăm sóc hàm răng của mình. Đáng buồn thay cho tổ tiên của chúng ta, nhiều phương pháp nha khoa cổ xưa của họ dường như không hiệu quả, dẫn đến tỷ lệ sâu răng và bệnh nướu răng cao - mặc dù bằng chứng cho thấy ít nhất họ đã cố gắng giữ cho hàm răng của mình trong tình trạng tốt nhất có thể.
Dấu hiệu sớm nhất về việc chăm sóc răng miệng có thể được tìm thấy trên một bộ răng hàm của người Neanderthal 130.000 năm tuổi từ một hang động ở Croatia, răng trên bộ xương này có dấu hiệu đã bị cạo nhiều lần bởi một loại tăm nào đó. Thật không may, không có một dụngh cụ đặc biệt nào thực sự nào được phát hiện cùng với di tích thời tiền sử, nhưng dựa trên các dấu hiệu, các nhà nghiên cứu nghi ngờ rằng người Neanderthal có thể đã sử dụng những mảnh xương hoặc cỏ cứng để loại bỏ thức ăn giữa các kẽ răng của họ.
Chuyển nhanh đến khoảng 14.000 năm trước và bạn đến với bệnh nhân nha khoa sớm nhất được biết đến. Được phát hiện trong một hầm trú ẩn bằng đá ở Ý, cá thể không may này dường như đã bị sâu răng, với phần thối của ít nhất một chiếc răng đã được cố tình cạo đi bằng một loại công cụ bằng đá sắc nhọn nào đó.
Bàn chải đánh răng là 1 vật dụng không thể thiếu - khi ta cần dùng chúng ít nhất 2 lần trong ngày cơ mà.
Thế nhưng có bao giờ bạn thắc mắc rằng những người bộ tộc sống trong rừng hay người cổ đại xưa kia làm sạch răng thế nào không - khi họ không có bàn chải đánh răng, cũng như kem đánh răng nữa chứ.
Khúc gỗ nhai Miswak.
Ngược dòng lịch sử, các nhà khoa học phát hiện ra rằng người Ai Cập cổ đại xưa thường dùng cây gậy nhai để làm sạch răng mình.
Cây gậy nhai (hay gỗ nhai) được cho là "tổ tiên" của chiếc bàn chải đánh răng ngày nay. Cụ thể, người Ai Cập xưa đã dùng các cành gỗ nhỏ, vót nhọn 1 đầu để xỉa răng với công dụng như chiếc tăm bây giờ. Khi chiếc đầu này bắt đầu bị tòe, họ đã tẽ tẽ chúng ra và dùng để chải răng.
Cây gậy nhai (hay gỗ nhai) được cho là "tổ tiên" của chiếc bàn chải đánh răng ngày nay.
Không chỉ chải răng, người Ai Cập xưa còn biết kết hợp với bột đá bọt và chất có tính chua để làm sạch răng miệng. Đây được cho là nền tảng của sự xuất hiện bàn chải, kem đánh răng sau này.
Được biết, giới khảo cổ học đã phát hiện ra khá nhiều dấu vết của những cây gậy nhai này trong ngôi mộ của người Ai Cập cổ. Chính vì thế họ tin rằng người Ai Cập xưa đã dùng gỗ nhai như 1 cách để vệ sinh răng.
Người Ai Cập xưa đã dùng gỗ nhai như 1 cách để vệ sinh răng.
Và ngạc nhiên hơn nữa, đó là tại 1 số khu vực ở châu Phi hiện nay, đặc biệt là các bộ tộc ít người sống biệt lập, họ vẫn sử dụng những khúc gỗ nhai (có tên là Miswak) này để chải răng.
Chỉ khác rằng, họ chọn cành gỗ nhỏ của cây Peelu (hoặc cây Arak), đôi khi là cây óc chó hay olive để làm sạch "bộ nhá" của mình.
Theo nghiên cứu các cành cây này giết chết vi khuẩn gây bệnh nướu răng, chống lại mảng bám tốt hơn, từ đó làm sạch răng mà lại an toàn.
Khi đầu bàn chải bẩn hoặc bị rối, họ sẽ cắt bỏ phần đó và bắt đầu với 1 chiếc đầu "bàn chải" mới.
Để sử dụng Miswak, đầu tiên họ lột hoặc nhai vỏ cây khoảng 1,2cm ở phần đầu. Sau đó, nhai phần đầu thanh gỗ sao cho các sợi bắt đầu tách ra. Họ sẽ dùng phần xơ này chải răng như 1 chiếc chải đánh răng thông thường.
Khi đầu bàn chải bẩn hoặc bị rối, họ sẽ cắt bỏ phần đó và bắt đầu với 1 chiếc đầu "bàn chải" mới. Lúc không sử dụng, họ sẽ ngâm đầu thanh Miswak vào nước hoa hồng để làm sạch.
Trong thời kỳ cổ đại và phong kiến tại Trung Quốc, họ thường dùng ngón tay để chà xát lên răng hoặc sử dụng cành cây như công cụ.
Căn cứ vào các ghi chép của triều đại nhà Tùy và nhà Đường cho thấy, người xưa thường dùng cành liễu thay cho bàn chải đánh răng. Họ sẽ lấy một cành liễu thẳng, tạo thành hình dạng bàn chải, ngâm nước trong miệng, sau đó chà sát từ trong ra ngoài. Đôi khi, họ cũng kết hợp với bột răng để tăng hiệu quả làm sạch.
Theo các tài liệu ghi lại, có thể thấy từ thời Xuân Thu, con người thường sử dụng nước muối, trà, rượu hoặc giấm để súc miệng.
Thế hệ trước đã bắt đầu sử dụng bàn chải - từ thời nhà Tống. Họ sử dụng lông đuôi ngựa gắn trên cành cây để tạo thành “bàn chải” đánh răng.
Tất nhiên, người xưa không chỉ dừng ở việc đánh răng, mà còn sử dụng các loại sản phẩm tự nhiên khác để đảm bảo hơi thở được thơm tho. Vào thời kỳ nhà Minh, tư liệu lịch sử đã ghi chép về việc người xưa sử dụng bột đánh răng. Loại bột này có vai trò kép là làm sạch răng và điều trị các vấn đề liên quan đến răng miệng.
Thay vì dùng kem đánh răng, người xưa dùng bột đánh răng được làm từ các loại thảo dược khác nhau. (Ảnh: Sohu)
Thành phần chính của loại bột làm sạch răng là tạo giác, sinh khương (gừng tươi), thăng ma, địa hoàng, hạn liên, hòe giác, tế tân, hà diệp và thanh diêm đã được nghiền nhỏ và sử dụng để làm sạch răng.
Các loại thảo dược này mang đến tác dụng hiệu quả hạn chế gây mùi, làm dịu cảm giác nóng trong miệng, loại bỏ vết ố trên răng và bảo vệ răng khỏe mạnh. Tùy từng thời kỳ thì thành phần của bột đánh răng cũng có thay đổi.
Một số hiện vật làm sạch răng sớm nhất mà các nhà khảo cổ học đã tìm thấy là tăm xỉa răng cổ xưa, dụng cụ nha khoa và văn bản mô tả cách chăm sóc răng có niên đại hơn 2.500 năm. Bác sĩ Hy Lạp nổi tiếng Hippocrates là một trong những người đầu tiên khuyên bạn nên làm sạch răng bằng loại kem đánh răng khô, được gọi là bột đánh răng. Các văn bản cổ của Trung Quốc và Ai Cập khuyên nên làm sạch răng và loại bỏ sâu răng để giúp duy trì sức khỏe. Một số kỹ thuật ban đầu trong các nền văn hóa này bao gồm nhai vỏ cây hoặc que có đầu sờn, lông, xương cá và lông nhím. Họ sử dụng các vật liệu như bạc, ngọc bích và vàng để sửa chữa hoặc trang trí răng. Người dân ở Bán đảo Ả Rập, Bắc Phi và tiểu lục địa Ấn Độ có truyền thống làm sạch răng bằng que nhai làm từ cây Salvadora Persica - được gọi là miswak. Người châu Âu đánh răng bằng giẻ cuộn trong muối hoặc bồ hóng |