Từ nông dân thành xạ thủ khét tiếng nhất thế giới

Xạ thủ này thường mặc bộ đồ trắng toát và được mệnh danh là “Tử thần trắng”.


Xạ thủ Simo trong bộ quần áo trắng toát.

Simo Häyhä, một nông dân tử vùng Rautjarvi, phía nam Phần Lan, chỉ cao hơn 1,5m một chút. Nụ cười tươi rói, đôi mắt sáng che giấu đi sự thật rằng đây là xạ thủ khét tiếng nhất lịch sử thế giới. Với 505 phát đạn trúng đích, Simo được phía Phần Lan coi là người hùng trong cuộc chiến Mùa đông (1930-1940) giữa nước này và Liên Xô.


Simo được phía Phần Lan coi là người hùng trong cuộc chiến Mùa đông.

Simo đóng vai trò rất quan trọng trong cuộc xung đột quân sự này. Cuộc chiến khiến 26.000 dân Phần Lan thiệt mạng còn về phía Liên Xô là 127.000 người.

Simo sinh năm 1905 tại Karelia và thích săn bắn, trượt tuyết từ nhỏ. Khi Liên Xô tiến vào Phần Lan, ông gia nhập quân đội và nhanh chóng nổi tiếng vì tài thiện xạ như thần của mình. Với khả năng vượt trội, ông có thể diệt mục tiêu từ khoảng cách 275 mét.


Ông có thể diệt mục tiêu từ khoảng cách 275 mét.

Dân Phần Lan nổi tiếng là những người thích săn bắn. Hiện nay, hơn 300.000 người Phần Lan có giấy phép săn bắn.

Với biệt danh “Tử thần trắng”, Simo là mục tiêu quan trọng nhất mà Liên Xô luôn tìm kiếm. Quân đội Xô Viết từng nã đạn pháo và súng cối vào vị trí được cho là nơi Simo ẩn nấp nhưng không giết được ông. Trong một ngày đi săn “bội thu”, ông hạ 25 lính của phe đối phương.


Ông vẫn lau chùi súng ống mỗi ngày để đảm bảo nó hoạt động trong điều kiện -20 độ C.

Bất chấp sự nguy hiểm rình rập cả ngày lẫn đêm, Simo không tỏ vẻ sợ hãi. Ông vẫn lau chùi súng ống mỗi ngày để đảm bảo nó hoạt động trong điều kiện -20 độ C. Ngoài ra, ông thường tới trường bắn vào buổi đêm để luyện tập trước mỗi giờ ra trận. Sau khi chiến tranh kết thúc, Simo lại trở về làm nông dân.

Khẩu súng yêu thích của ông là súng trường M/28-30. Mẫu súng trường này được sản xuất tới 37 triệu khẩu và rất phổ biến thời Thế chiến 2. Khẩu súng này khá cũ kĩ và không có ống ngắm nhưng không thể ngăn cản Simo hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.


Ông thường mặc bộ quần áo trắng để hòa mình vào tuyết.

Ông thường mặc bộ quần áo trắng để hòa mình vào tuyết. Simo dùng một miếng vải che mũi để tránh hơi thở thoát ra làm lộ vị trí. Ông cũng đắp một ụ tuyết trước mặt để tránh cho đầu súng giật mạnh khiến vị trí ẩn nấp bị phát giác.

Dù vậy, sự nghiệp lẫy lừng của Simo cũng không kéo dài được quá lâu. Trong một trận chiến ngày 6/3/1940, ông bị trúng một viên đạn vào hàm. Vết thương khiến Simo mất nửa khuôn mặt. Sau đó 7 ngày, ông tỉnh lại và đúng ngày hòa bình được công bố. Cũng vì vết thương này mà ông từ bỏ đời binh nghiệp. Ông được Thống chế Carl Mannerheim của quân đội Phần Lan thăng vượt cấp vì thành tích xuất sắc.


Ông nói rằng cách tốt nhất để bắn tốt là hãy bắn thật nhiều.

Năm 1998, ông được một tờ báo hỏi về sự nghiệp lẫy lừng của mình. Lúc này, ông là một nông dân kiêm thợ săn tuần lộc. Ông nói rằng cách tốt nhất để bắn tốt là hãy bắn thật nhiều. Simo nói: “Tôi chỉ làm nhiệm vụ của mình. Tôi được cấp trên giao phải diệt càng nhiều địch càng tốt”. Ông qua đời năm 2002 tại viện dưỡng lão.

Cập nhật: 11/12/2017 Theo Dân Việt
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video