Tục hun khói xác chết ở nơi từng ăn thịt người

Tộc người Anga ở Papua New Guinea hun khói thi thể người thân nhiều tháng trời, phủ đất sét đỏ để định hình khung xương và đặt họ yên nghỉ ở những ngôi đền dựng trong rừng.

Tục hun khói xác chết của người Angapenga ở Papua New Guinea

Người Anga sống ở quận Aseki, Papua New Guinea, dải đất vùng cao tách biệt khỏi thế giới hiện đại, nơi sương mù được cho là điềm báo của các thần linh. Họ thừa kế một trong những nghi lễ kỳ lạ nhất của thế giới cổ đại: hun khói thi thể tổ tiên quá cố.

Xác ướp ở vùng đất của bộ tộc ăn thịt người

Để tìm hiểu nghi thức này bắt đầu từ bao giờ và tại sao người Anga ướp xác khi mà xưa kia họ từng có tục ăn thịt người, bạn có thể tới làng Angapenga, cách Lae, thành phố lớn thứ hai ở Papua New Guinean 250km về phía tây nam. Đây là nơi có thể tìm thấy hàng chục xác ướp hun khói ở quận Aseki một cách dễ dàng.


Đường đến làng Angapenga khá dễ dàng. (Ảnh: BBC).

Những xác ướp rùng rợn hơn bất kỳ điều gì bạn có thể tưởng tượng. Chúng dính đầy đất sét đỏ, ở nhiều giai đoạn phân hủy khác nhau. Một số xác ướp còn nguyên mái tóc hay bộ móng tay được xếp ngồi trong tư thế trầm ngâm. Vẻ mặt của họ như trong những bộ phim kinh dị Hollywood. Thậm chí, còn có xác ướp một phụ nữ với thi thể em bé nằm ép vào ngực.

Ở làng Angapenga có tổng cộng 14 xác ướp, được cố định bởi những cây tre trong tư thế như còn sống. Bốn trong số các xác chết này đã phân hủy thành đống xương. Để đến gần những xác chết không hề dễ dàng bởi xung quanh đất thường không bằng phẳng. Nếu không cẩn thận, khi tiếp cận các xác ướp du khách có thể bị trượt chân và làm hỏng cả giàn giáo tre dựng xác chết.

Những câu chuyện mai một theo thời gian

Hầu hết thông tin về xác ướp đều chỉ dựa trên tin đồn, các câu chuyện phóng đại và trí tưởng tượng. Ngay cả dân địa phương cũng mỗi người kể một cách khác nhau về nghi lễ cổ này.

Tài liệu đầu tiên ghi lại phong tục hun khói xác chết là của nhà thám hiểm người Anh Charles Higginson năm 1907, 7 năm trước chiến tranh thế giới thứ nhất. Theo một người canh giữ các xác ướp trong làng, tục ướp xác diễn ra trong suốt thế chiến thứ nhất khi người Anga tấn công nhóm người truyền giáo đến quận Aseki. Sự kiện này kéo theo hàng loạt vụ giết chóc trả thù và chỉ kết thúc khi những nhà truyền giáo tặng dân làng muối để ướp xác. Tục ướp xác dùng muối sau đó chỉ kéo dài một thế hệ khi những nhà truyền giáo thành công trong việc hướng dân làng Anga theo Kito giáo.


Một xác ướp còn nguyên móng tay. (Ảnh: BBC).

Tuy nhiên người dân địa phương cho biết tục ướp xác đã được tổ tiên họ sử dụng hàng thế kỷ trước. Dân làng không dùng muối để ướp xác mà hun khói thi thể người chết nhiều tháng trời. Sau đó, xác chết được phủ đất sét đỏ để duy trì cấu trúc xương và yên nghỉ ở những đền thờ dựng trong rừng.

Người dân làng phủ nhận tin đồn họ từng có tục ăn thịt người trong quá khứ. Việc này mâu thuẫn với những mô tả của Higginson năm 1907 về tục man rợ liếm ruột xác chết người thân trong quá trình hun khói.

Papua New Guinea là một quốc gia ở châu Đại Dương, nằm vào phía Tây Nam Thái Bình Dương. Papua New Guinea là một trong những quốc gia nhiều dân tộc nhất trên thế giới, có hơn 850 ngôn ngữ thổ dân và nhiều dân tộc, nhưng dân số chỉ khoảng 5 triệu người. Thiên nhiên, con người, đất nước Papua New Guinea vẫn còn nhiều điều thú vị chưa được khám phá.

Papua New Guinea nổi tiếng với du lịch hoang dã, thu hút khách du lịch yêu thích thiên nhiên, văn hóa các bộ tộc ít người và phiêu lưu. Một số điểm tham quan nổi tiếng như sông Sepik, tỉnh Đông Tây Nguyên, tỉnh Simbu, cảng Moresby, tỉnh Madang, núi Hagen...

Theo VnExpress
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video