Nhìn vật thể này có phần kinh dị vậy thôi nhưng đây thật ra là cấu tạo bên trong chiếc cổ của một loài rùa phổ biến ở Việt Nam đó.
Nhìn vào hình ảnh này, bạn đoán nó là gì? Một bông hoa hay một sinh vật kì quái nào đó ư?
Bạn cảm thấy nó có gì đó thật đáng sợ phải không? Nhưng câu trả lời hẳn sẽ khiến bạn bất ngờ. Thật ra, đây là những gì được ghi lại ở bên trong cổ họng của một chú rùa biển Loggerhead (tên tiếng Việt là Rùa Quản Đồng).
Hẳn hầu hết mọi người sẽ chỉ nhìn thấy dáng vẻ ngoại hình của loài rùa mà không thực sự biết rằng trong cơ thể chúng sẽ như thế nào.
Chính vì thế, khi phát hiện 1 cá thể rùa Loggerhead không may bị mắc kẹt chết do thời tiết quá lạnh ở Cape Cod, các nhà nghiên cứu thuộc Học Viện Hải dương Woods Hole ở Massachusetts đã tìm hiểu để giải quyết câu hỏi này.
Do đó, các chuyên gia phát hiện ở trong phía cổ của rùa Loggerhead chứa hàng ngàn chiếc gai nhỏ trông giống như chiếc răng khổng lồ.
Những chiếc gai sẽ hoạt động như chiếc sàng và ngăn không cho thức ăn thoát khỏi miệng chúng khi nuốt nước.
Mặc dù có hình dạng kinh dị đến vậy nhưng đây thực sự là sự sắp xếp thông minh của tạo hóa khi nó giúp cá thể rùa có thể lọc thức ăn một cách tốt nhất. Những chiếc gai sẽ hoạt động như chiếc sàng và ngăn không cho thức ăn thoát khỏi miệng chúng khi nuốt nước.
Ngoài chiếc cổ họng có phần "gai góc" này, rùa Quản Đồng còn sở hữu 1 hàm răng cực kỳ mạnh, có khả năng hạ gục con mồi tương đối lớn. Tuy vậy, thức ăn ưa thích của rùa Loggerhead chỉ là cua, sứa và nhiều loài nhuyễn thể mà thôi.
Được biết, rùa biển Loggerhead được tìm thấy ở Đại Tây Dương, Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương, cũng như Biển Địa Trung Hải.
Rùa Quản Đồng.
Ở Việt Nam, rùa Quản Đồng tập trung nhiều ở khu Bạch Long Vĩ đến Cát Bà. Đây là 1 trong những loài rùa lớn nhất, có chiều dài khoảng 1,8m khi trưởng thành, nặng khoảng 300 - 400kg.
Với lớp áo màu vàng nâu, cùng phần mai màu nâu đỏ ánh xà cừ, cùng số lượng loài ngày một sụt giảm - rùa Loggerhead được xếp vào hàng thủy sinh quý hiếm, xuất hiện trong Danh mục các loài động vật, thực vật hoang dã quy định trong Công ước CITES, có nguy cơ tuyệt chủng, tuyệt đối cấm đánh bắt, mua bán, vận chuyển, kể cả trứng của chúng.