Tuyến cáp bị mất chỉ lưu thông 10% dung lượng kết nối

Sử dụng công nghệ PDH với tổng dung lượng 560 Mb/giây, tuyến cáp TVH chủ yếu để kết nối điện thoại. Vì thế, Internet nói chung hiện không bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, tình hình của xa lộ thông tin trong nước vẫn như "ngàn cân treo sợi tóc" khi tuyến SMW-3 còn lại có thể bị xâm phạm bất cứ lúc nào. 

Theo đại diện của một nhà cung cấp dịch vụ kết nối Internet, nếu toàn bộ "công suất" của TVH có dùng hết cho Internet thì cũng chiếm chưa tới 7% tổng dung lượng Internet. Trong khi hiện tại, tổng dung lượng kết nối Internet của 3 IXP lớn nhất là FPT, VDC, Viettel ước tính vào khoảng 8 Gb/giây. Hơn nữa, TVH chỉ do mình VNPT (VDC) sử dụng. Các doanh nghiệp khác như FPT, Viettel... đều kết nối quốc tế qua cáp quang đất liền, theo đường biên giới VN - Trung Quốc ở các địa phương Lạng Sơn và Móng Cái.

Dù chưa phải trong tình trạng căng thẳng, đại diện các IXP đều bày tỏ lo ngại về sự an toàn của SMW-3, tuyến cáp chịu trách nhiệm tới 90% liên lạc viễn thông Việt Nam đi quốc tế. Tất cả đều khẳng định nguy cơ sập mạng Internet là hoàn toàn có thật trong trường hợp SMW-3 có số phận tương tự TVH.

"Chúng tôi không có cáp quang biển mà chỉ dùng cáp mặt đất. Nhưng những gì đã xảy ra với TVH quả là đáng ngại. Cần phải có biện pháp bảo vệ thật tốt SMW-3. Nếu không hậu quả rất khó lường", Phó giám đốc Viettel Telecom Lê Hữu Hiền bình luận.

Tang vật cáp quang biển cắt trộm bị giữ tại Công an tỉnh Kiên Giang. (Ảnh: Ngọc Nguyện)

Ông Nguyễn Tiến Anh Tuấn, Trưởng phòng kinh doanh Công ty VDC, tỏ ra bức xúc: "Công ty VDC có cả cáp mặt đất và cáp quang biển. Hầu hết các dịch vụ thoại và Internet đều nằm trên tuyến cáp biển nhưng mọi vấn đề trong lưu thông mạng hiện không có khó khăn vì đã được chuyển sang tuyến cáp SMW-3. Tuy nhiên, tôi thật không hiểu nổi ý thức và trách nhiệm của người dân đối với tài sản quốc gia. Nếu không có biện pháp kịp thời thì điều xấu nhất cũng có thể xảy ra khi SMW-3 không được bảo vệ".

Đại diện của Công ty Viễn thông quốc tế VTI, đơn vị sở hữu hai tuyến cáp TVH và SMW-3, cũng cho biết đã gửi rất nhiều văn bản "kêu cứu" đến các cấp có thẩm quyền và địa phương nơi hai tuyến cáp đi qua. Tuy nhiên, việc SMW-3 có được đảm bảo an toàn hay không phần lớn lại phụ thuộc vào ý thức, sự hiểu biết và trách nhiệm của người dân.

Sự cố mất cáp trên thế giới diễn ra rất hãn hữu. Giám đốc VTI Nguyễn Hữu Khánh từng nhận định trên báo chí rằng việc người dân trong nước "khai thác" cáp quang của chế độ cũ để lại từ trước rồi lấy cả cáp quang của mình chắc phải được sự cho phép của một đơn vị nào đó. Cáp quang rải dưới đáy biển rất đảm bảo, trừ khi bị tàu hoặc động đất làm đứt.

Mới đây, các Bộ Bưu chính Viễn thông, Công an, Quốc phòng đã cùng thống nhất những biện pháp đối phó. Theo đó, Bộ Quốc phòng sẽ chỉ đạo Bộ tư lệnh bộ đội biên phòng, hải quân, lực lượng cảnh sát biển tăng cường giám sát, kiểm tra hoạt động của các tàu thuyền trên biển, đặc biệt là vùng biển có các tuyến cáp viễn thông đi qua và tăng cường tuần tra tuyến cáp quang biển có trạm cập bờ tại Việt Nam.

Bộ Công an điều tra, xác minh, có biện pháp xử lý nghiêm theo quy định pháp luật đối với hoạt động khai thác trái phép cáp viễn thông trên biển.

UBND các tỉnh ven biển chỉ đạo Sở Bưu chính Viễn thông, Văn hóa thông tin, Thuỷ sản cùng phối hợp với các cấp tổ chức tuyên truyền nâng cao nhận thức, đồng thời nghiêm cấm mọi hình thức khai thác cáp.

Nguyễn Hằng

Theo VnExpress
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video