Vệ tinh quan sát trái đất của NASA đã chụp được những hình ảnh tuyết phủ các vùng ở sa mạc tại Bắc Phi, hiện tượng lần đầu tiên xảy ra sau 37 năm.
Ảnh vệ tinh chụp tuyết phủ ở khu vực Bắc Phi ngày 19/12, tại vùng gần biên giới Morocco và Algeria, ở phía nam thành phố Bouarfa và tây nam thị trấn Ain Sefra (đều thuộc Algeria). (Ảnh: NASA).
Các bức ảnh chụp từ vũ trụ này do vệ tinh Landsat 7 của NASA chụp lại, ghi nhận hiện tượng tuyết rơi đầu tiên ở sa mạc tại Bắc Phi trong 37 năm qua. Ở vùng này, nhiệt độ trung bình trong mùa hè thường tối thiểu là 37 độ C nhưng có thể rớt xuống dưới 0 độ C trong những tháng mùa đông. (Ảnh: NASA).
Bức ảnh do nhiếp ảnh gia Karim Bouchetata chụp lại cảnh tuyết rơi ở sa mạc Sahara gần thị trấn Ain Sefra. Tuyết rơi được ghi nhận kéo dài đến gần một ngày. (Ảnh: Daily Mail).
Ảnh vệ tinh chụp ngày 21/12 cho thấy vùng có tuyết phủ là khu vực được tô màu xanh dương nhạt. (Ảnh: Daily Mail).
Bức ảnh này được chụp tại cùng một khu vực nhưng cách đây 1 năm, vào ngày 20/12/2015. Thị trấn Ain Sefra của Algeria được xem là "cánh cổng dẫn vào sa mạc. (Ảnh: Daily Mail).
Ảnh vệ tinh chụp ngày 18/2/1979, lần cuối cùng vùng sa mạc này chứng kiến tuyết rơi. Khi đó trời có tuyết trong khoảng 30 phút. (Ảnh: Daily Mail).
Bức ảnh chụp cùng một khu vực vào cuối tháng 12/2014. Tuyết vẫn rơi vào mùa đông nhưng hiện tượng chỉ xảy ra ở khu vực rìa chứ không phải giữa lòng sa mạc. (Ảnh: Daily Mail).