Theo một nghiên cứu được đăng trên tạp chí Nature, Mặt Trời không phải là nguyên nhân gây hiện tượng khí hậu nóng dần. Một số nhà nghiên cứu, đặc biệt là những người đa nghi không tin vào tác động của con người đối với hiệu ứng nhà kính, khẳng định rằng cường độ chiếu sáng của Mặt Trời có thể làm tăng nhiệt độ trên Trái Đất.
Ảnh chụp những đốm màu đen và vệt sáng trên bề mặt Mặt Trời (Ảnh: amazon) |
Nhóm nghiên cứu do Peter Foukal và Tom Wigley (Trung tâm quốc gia nghiên cứu khí quyển) dẫn đầu đã xem lại các nghiên cứu và đo đạc hoạt động Mặt Trời được công bố nhằm đánh giá tác động đối với Trái Đất. Để tìm hiểu trước năm 1978, họ đã dựa vào các dữ liệu quan sát hoặc các nghiên cứu về chất đồng vị được thực hiện ở các vùng cực Bắc và Nam.
Trong những thời kỳ Mặt Trời hoạt động mạnh, gió Mặt Trời làm thay đổi chất đồng vị trong khí quyển Trái Đất, để lại dấu vết trên các vùng đất ở Nam cực hoặc Greenland.
Các dữ liệu từ vệ tinh cho thấy từ năm 1978, độ chiếu sáng của Mặt Trời đã tăng 0,07%. Theo các nhà nghiên cứu, sự thay đổi này không đáng kể để giải thích hiện tượng Trái Đất nóng dần tăng cao. Dù độ chiếu sáng của Mặt Trời có tăng trong suốt 400 năm cũng chỉ có thể giải thích một phần nhỏ của hiện tượng này.
àV.N