U nguyên bào thần kinh đệm là gì?

U nguyên bào thần kinh đệm là loại u ác tính, tiến triển nhanh và có tiên lượng xấu. Bệnh không điều trị kịp thời, đúng phương pháp thì bệnh nhân sớm rơi vào tình trạng diễn biến bệnh nặng. Đây cũng là loại u gây thách thức lớn đối với trong điều trị. Tuy nhiên, không phải là không có cách điều trị.

Tìm hiểu về u nguyên bào thần kinh đệm

U nguyên bào thần kinh đệm là một khối u não ác tính. Đây được coi là một trong những dạng ung thư não "hung hãn nhất" bởi các tế bào ung thư phát triển rất nhanh và lan rộng khắp não. Loại u này chiếm từ 12 - 15% trong tổng số những ca mắc ung thư não.

U nguyên bào thần kinh đệm có đặc điểm:

  • Phát triển nhanh chóng.
  • Có các tua như sợi chỉ có thể phát triển khắp não.
  • Khả năng tái phát nhanh, kể cả đã được điều trị tích cực.

Bệnh thường xuất hiện ở người có độ tuổi từ 45 đến 70 tuổi, tỷ lệ mới mắc của u nguyên bào thần kinh đệm đa dạng là 2-3/100,000 người trưởng thành và chiếm khoảng 52% tất cả các khối u não nguyên phát. Nhìn chung, u nguyên bào thần kinh đệm đa dạng chiếm 17% tổng số u não (nguyên phát và di căn)

U nguyên bào thần kinh đệm thường được xem là u tế bào hình sao độ IV, có tiên lượng xấu, tiến triển nhanh và rất ác tính. Nếu bệnh nhân không được phát hiện sớm và điều trị đúng phương pháp sẽ gây ra diễn biến bệnh phức tạp, khó đoán và làm giảm thời gian sống thêm của người bệnh.

Triệu chứng của u nguyên bào thần kinh đệm


Hình ảnh mô phỏng u nguyên bào thần kinh đệm. (Ảnh: Internet).

Theo Dịch vụ Y tế Quốc gia Vương Quốc Anh, triệu chứng của u nguyên bào thần kinh đệm tuỳ thuộc vào vị trí của khối u. Theo đó, các triệu chứng phổ biến gồm:

  • Đau đầu (thường đau nặng hơn vào buổi sáng, khi ho hoặc căng thẳng).
  • Co giật.
  • Thường xuyên buồn nôn hoặc nôn.
  • Có các vấn đề về trí nhớ hoặc thay đổi trong tính cách.
  • Có vấn đề về thị lực như nhìn mờ, song thị.
  • Giọng nói khàn hơn.

Bác sĩ đa khoa có thể phát hiện khối u não bằng cách kiểm tra đáy mắt. Nếu nghi ngờ có khối u, bệnh nhân sẽ được giới thiệu đến bác sĩ thần kinh.

Điều trị u nguyên bào thần kinh đệm

U nguyên bào thần kinh đệm đang là thách thức lớn đối ngành y tế, việc điều trị bệnh gặp nhiều khó khăn đến từ cả người bệnh lẫn các loại thuốc điều trị. Ngay đến cả các nước tiên tiến trên thế giới như Hoa Kỳ, mỗi năm có khoảng 15 nghìn ca tử vong. Ngay cả khi khối u đáp ứng với điều trị thì nguy cơ tái phát vẫn rất cao do tế bào ung thư trú ẩn trong mô não gần đó dưới dạng tế bào gốc glioblastoma (GSC) làm cho bệnh không được chữa khỏi.

Hầu hết các bệnh nhân sẽ được điều trị theo các trình tự sau: Phẫu thuật, sau đó là xạ trị và hoá trị. U nguyên bào thần kinh đệm đa dạng thường được bao quanh bởi vùng di căn, nơi mà các tế bào ung thư xâm lấn các mô xung quanh nên cần phải phẫu thuật để loại bỏ khối u càng nhiều càng tốt.

Phẫu thuật

Tuy nhiên, việc phẫu thuật sẽ không loại bỏ được hoàn toàn khối u. Phẫu thuật chỉ làm hạn chế được tổn thương các mô não bình thường xung quanh cần thiết cho các chức năng thần kinh, đồng thời, có thể giúp kéo dài sự sống ở một số bệnh nhân và cải thiện chất lượng cuộc sống trong thời gian còn lại.

Xạ trị

Sau đó, khi vết thương phẫu thuật đã lành, bệnh nhân u nguyên bào thần kinh đệm sẽ thực hiện xạ trị. Xạ trị sẽ giúp tiêu diệt có chọn lọc những tế bào khối u còn lại ở xung quanh mô não bình thường. Tuy nhiên, dù là xạ trị hay phẫu thuật đều có thể gây tổn thương cho cả mô khoẻ mạnh và bình thường.

Hóa trị

Cuối cùng, bệnh nhân trải qua phương pháp hóa trị, nhằm kiểm soát khối u lâu dài, nó chỉ làm được điều này cho khoảng 20% bệnh nhân. Người bệnh được truyền những loại thuốc đặc biệt được tạo ra để tiêu diệt các tế bào ung thư.

Mặc dù vậy, qua các phương pháp phẫu thuật, xạ trị hóa trị thì cũng chỉ có thể cải thiện thời gian sống trung bình của bệnh nhân thêm 3 tháng.

Cập nhật: 01/04/2022 Theo doanhnghieptiepthi/vinmec
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video