Rối loạn thần kinh tim là gì?

  •  
  • 355

Rối loạn thần kinh tim không phải là bệnh tim mà về bản chất đây là rối loạn lo âu. Rối loạn thần kinh tim có chữa được không là câu hỏi không quá khó để trả lời nếu bạn kiểm soát được căng thẳng và kết hợp điều trị đúng cách.

Như thế nào là rối loạn thần kinh tim?

Rối loạn thần kinh tim còn gọi là rối loạn lo âu hoặc rối loạn thần kinh thực vật, cường giao cảm với các biểu hiện chính như: nhịp tim nhanh, chậm, không đều kèm theo hồi hộp, đánh trống ngực, mất ngủ… Nhiều người hoang mang khi được nhận kết quả chẩn đoán vì lầm tưởng căn bệnh này sẽ gây nên tổn thương nào đó trong tim, nhưng thật ra trái tim của họ vẫn hoàn toàn khỏe mạnh. Tuy nhiên, nếu để tình trạng này kéo dài không điều trị, bệnh sẽ nhanh chóng ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

Những dấu hiệu của bệnh rối loạn thần kinh tim

Nhịp tim được điều tiết bởi thần kinh tim trực thuộc hệ thần kinh thực vật (không nằm trong tim) và hệ thống điện trong tim (bao gồm: nút xoang và hệ thống dẫn truyền xung điện). Khi thần kinh tim bị rối loạn sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình phát xung động, dẫn truyền tín hiệu điện trong tim và làm rối loạn nhịp.

Hồi hộp, trống ngực, nhịp tim nhanh là dấu hiệu thường gặp khi rối loạn thần kinh tim.
Hồi hộp, trống ngực, nhịp tim nhanh là dấu hiệu thường gặp khi rối loạn thần kinh tim.

Người bệnh có thể gặp phải một hay nhiều triệu chứng dưới đây:

  • Đánh trống ngực, hồi hộp: Đây là triệu chứng thường gặp nhất. Nếu nhịp tim nhanh quá mức bình thường, người bệnh sẽ có cảm giác như tim sắp nhảy ra khỏi lồng ngực. Điều này dễ làm người bệnh cảm thấy hốt hoảng và sợ hãi.
  • Khó thở: Người bệnh sẽ có cảm giác ngộp thở, hụt hơi và phải rướn người lên để thở hoặc hít thật sâu mới thấy dễ chịu. Những người bị khó thở do rối loạn thần kinh tim thường sợ nơi đông đúc, ồn ào và thích ở nơi thoáng khí gần cửa sổ.
  • Đau ngực: Người bệnh thường có cảm giác đau, nóng, rát ở vùng ngực, đau nhói hoặc đau thắt ngực. Cơn đau xuất hiện đột ngột nên khiến người bệnh cảm giác giống như bị nghẹt thở và căng tức ở vùng ngực.
  • Chóng mặt: Các triệu chứng thường gặp ở bệnh nhân là cảm giác choáng váng, mất thăng bằng, đứng không vững hoặc muốn ngất xỉu. Đó là do khi nhịp tim nhanh quá mức sẽ gây ra tình trạng thiếu máu não hoặc gây hạ huyết áp tư thế.
  • Tăng thông khí: Tình trạng này khá phổ biến ở người rối loạn thần kinh tim do rối loạn lo âu. Triệu chứng ban đầu là tê cứng và ngứa ran ở vùng xung quanh miệng, sau đó người bệnh cảm thấy lo lắng, hốt hoảng, thở nhanh và dễ bị ngất xỉu. Cách xử lý đơn giản nhất là bịt mũi, ngưng thở trong vòng vài giây thì sau đó các triệu chứng sẽ mất đi.
  • Run chân tay và đổ mồ hôi: Triệu chứng này thường xảy ra khi tinh thần bệnh nhân bị hoảng loạn và tim đập nhanh. Các triệu chứng khác còn có thể xuất hiện kèm theo như chứng run tay chân, đổ mồ hôi do hệ thần kinh thực vật bị kích thích quá mức.
  • Mệt mỏi: Người bệnh sẽ có cảm giác uể oải và thiếu sức sống. Tình trạng mệt mỏi do rối loạn thần kinh tim thường kéo dài khá lâu và khó hồi phục, ngay cả khi người bệnh đã được nghỉ ngơi.
  • Mất ngủ: Người bệnh thường cảm thấy lo lắng, bồn chồn vô cớ dẫn đến trằn trọc, khó ngủ hoặc ngủ không sâu giấc.

Rối loạn thần kinh tim có chữa được không?

Rối loạn thần kinh tim bản chất là rối loạn lo âu, được kích hoạt bởi các sang chấn tinh thần do áp lực, căng thẳng trong cuộc sống, bệnh tật, tai nạn hoặc mất người thân. Bởi vậy, rối loạn thần kinh tim không dễ chữa dứt điểm. Tuy nhiên, việc quản lý stress, thay đổi lối sống theo chiều hướng tích cực sẽ giúp cải thiện triệu chứng bệnh. Trong một số trường hợp, người bệnh có thể cần sử dụng thuốc an thần, thuốc chống lo âu, trầm cảm, thuốc giảm nhịp tim nhóm chẹn beta kết hợp với tâm lý trị liệu.

Chế độ ăn uống khoa học giúp cải thiện bệnh rối loạn thần kinh tim.
Chế độ ăn uống khoa học giúp cải thiện bệnh rối loạn thần kinh tim.

Học cách kiểm soát stress

Căng thẳng và thay đổi cảm xúc đột ngột sẽ khiến rối loạn thần kinh tim trở nên trầm trọng hơn. Các bác sĩ luôn khuyến cáo người bệnh cần thư giãn, kiểm soát căng thẳng và tâm trạng của mình. Bạn nên nghỉ ngơi nhiều hơn, sắp xếp lịch làm việc hợp lý và để dành thời gian thư giãn cho bản thân. Bạn cũng nên giữ tâm trạng thoải mái, tích cực và hạn chế những hành động dễ làm thay đổi cảm xúc đột ngột như xem các phim kinh dị, hành động…

Ngoài ra, bạn có thể lựa chọn các cách thư giãn, giải tỏa căng thẳng hiệu quả như đi chơi cùng gia đình, tập thiền…

Thiền giúp giải tỏa căng thẳng, kiểm soát rối loạn thần kinh tim hiệu quả.
Thiền giúp giải tỏa căng thẳng, kiểm soát rối loạn thần kinh tim hiệu quả.

Bổ sung thảo dược tự nhiên

Từ lâu, các thảo mộc truyền thống như tâm sen, lạc tiên, bình vôi… đã được sử dụng với tác dụng an thần, giảm lo âu, căng thẳng, giúp ổn định thần kinh tim hiệu quả. Tuy nhiên, đối với rối loạn thần kinh tim, điều đó là chưa đủ để ngăn chặn quá trình tăng tiết hormone gây co, tăng nhịp tim, tăng huyết áp mỗi khi người bệnh căng thẳng, lo âu hay thay đổi cảm xúc đột ngột.

Những nghiên cứu gần đây cho thấy thảo dược Khổ sâm có chứa các hoạt chất sinh học Matrine và Oxymatrine, Kurarinone. Các hoạt chất này giúp ổn định thần kinh tim hiệu quả nhờ khả năng làm thư giãn mạch máu và ngăn chặn phóng thích hormone gây co mạch, tăng nhịp tim.

Rối loạn thần kinh tim mặc dù khó chữa dứt điểm, nhưng căn bệnh này không gây nguy hiểm đến mức đe dọa tính mạng nên bạn không cần quá lo lắng. Tình trạng căng thẳng sẽ càng khiến cho các triệu chứng trở nên tồi tệ hơn. Ngoài các phương pháp điều trị, bạn hãy giữ tâm trạng thoải mái, lạc quan, chia sẻ với người thân xung quanh để giải tỏa căng thẳng và nâng cao chất lượng sống.

Cập nhật: 17/07/2019 Theo hellobacsi
  • 355