Các khu vực không có đủ nước uống thường chuyển sang giải pháp khử mặn, quá trình loại bỏ muối trong nước biển để làm nó có thể uống được. Nhưng giờ đây, các nhà nghiên cứu đang lo ngại rằng những sản phẩm phủ của quá trình này sẽ tàn phá các hệ sinh thái biển nhạy cảm.
"Sự gia tăng độ mặn là một trong những vấn đề môi trường quan trọng nhất trong thế kỷ 21", Amy Childress, một nhà nghiên cứu tại Đại học Nam California, người nghiên cứu về các tác động của quá trình khử mặn cho biết trong cuộc phỏng vấn với tạp chí New Scientist.
Phần lớn các nhà máy khử mặn bơm nước muối cô đặc thừa này trở lại vào đại dương.
Hoạt động của các nhà máy khử muối
Một kỹ thuật khử muối được gọi là quá trình thẩm thấu ngược, trong đó, nước mặn chảy qua một tấm màng ngăn không cho muối đi qua. Sau đó, ở một mặt của tấm màng, người ta sẽ thu được nước có thể uống, và ở mặt còn lại, bạn sẽ có nước muối cô đặc với độ mặn gấp đôi so với nước biển thông thường.
Phần lớn các nhà máy khử mặn bơm nước muối cô đặc thừa này trở lại vào đại dương. Nhưng các nhà nghiên cứu như Childress lo ngại rằng, điều này sẽ làm tổn thương các sinh vật nhạy cảm với độ mặn như bào ngư đỏ hoặc tảo bẹ khổng lồ, vốn là nhà cho nhiều loài sinh vật biển khác nhau.
Không phí phạm
Để tránh các hậu quả tiềm tàng đó, một đề xuất được đưa ra là các nhà máy có thể pha loãng lượng nước muối thừa này với nước ngọt không phù hợp để uống, nhưng đủ sạch để bơm trở lại biển. Nó sẽ làm các nhà cơ sở sản xuất phải thêm một bước nữa trong quá trình cung cấp nguồn tài nguyên sống còn này cho con người – nhưng nó thực sự xứng đáng bởi vì nó có thể bảo tồn môi trường nhạy cảm của đại dương.
Rõ ràng chúng ta có một số nút thắt cần phải giải quyết với quá trình khử mặn này. Và với 4 tỷ người đang đối mặt với tình trạng khan hiếm nước, việc khử mặn nước càng trở nên cần thiết hơn, nhưng sẽ là không đáng nếu đi kèm với nó là môi trường đại dương phải gánh chịu hậu quả do cơn khát của con người chúng ta.